Trang chủ | Giới thiệu | Liên hệ"Thu nhập thụ động"
Trang chủ | Bài viết | Liên hệ

Hé lộ của Samsung về smartphone Galaxy Note 3 Lite

Hãng điện thoại xứ sở Kim Chi có kế hoạch thay đổi tên gọi cho tất cả dòng smartphone mini, theo đó các phiên bản thu nhỏ sẽ được gọi bằng “Lite” thay cho “mini”. Vừa qua họ lại tiếp tục hé lộ một phiên bản thu nhỏ của Note III trên Tweeter có tên gọi Samsung Galaxy Note III Lite.



Samsung Galaxy Note 3 và Galaxy Gear

Samsung Galaxy Note 3 và Galaxy Gear


Có thể Galaxy Note 3 Lite sẽ có màn hình 5.5 inch hoặc 5.7 inch, tuy nhiên theo gsmarena thì nhiều khả năng Samsung sẽ sử dụng màn hình kích thước nhỏ đúng như tên gọi Lite.


Theo tiết lộ của Samsung trên  Tweeter thì sản phẩm này có tên mã là N7505, chính vì vậy chúng tôi tin rằng nó sẽ được hỗ trợ LTE, cũng giống như thông lệ đặt tên mã sản phẩm của Samsung. VD như phiên bản Galaxy Note 3 3G tiêu chuẩn có tên mã N9000 và phiên bản LTE vừa được giới thiệu có tên mã N9005.


Tuy nhiên các thông số của Samsung Note 3 Lite chưa được công bố, nhưng một số chuyên gia cho rằng nó sẽ có một cấu hình tốt, hầu như không thay đổi so với phiên bản gốc cũng giống như các mẫu Galaxy S4 mini.


Bạn có thể theo dõi thông tin trên qua trang Tweeter của Samsung theo link dưới đây:




*Nguồn: cuahangcamera.com



Hé lộ của Samsung về smartphone Galaxy Note 3 Lite

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

Kỹ năng Quản lý thời gian và Tổ chức công việc hiệu quả

Kỹ năng Quản lý thời gian - “Bận”, là một từ đã thành thời thượng trong cuộc sống của chúng ta ngày nay. Nhìn đâu ta cũng thấy một sự tất bật, hối hả, cuống cuồng.Áp lực công việc ngày càng căng thẳng và phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải hết sức cố gắng mới vượt qua được. Còn để thành công, ta còn phải cố gắng nhiều hơn


. Trong khi thời gian thì vẫn cứ thế, lặng lẽ rượt đuổi ta mỗi ngày. Không ít khi ta mệt mỏi rã rời. Ta mong sao ngày dài thêm 3 – 4 lần nữa, đơn giản chỉ để ta được ngủ cho “đã”. Vậy mà nó cứ hùn hục xông lên. Thật đáng ghét!



Kỹ năng quản lí thời gian


Đừng để thời gian chảy vô ích


Làm gì để thoát khỏi “con ma” thời gian?


Mời bạn cùng tôi bước vào hành trình “ám” lại “con ma” thời gian và kiểm soát nó để ta luôn được thảnh thơi nhưng vẫn hoàn thành tốt công việc một cách hiệu quả nhất.


Trước tiên, ta cùng tìm hiểu: Thời gian là gì? Và tại sao chúng ta cần quản lý thời gian?


Theo bạn, thời gian là gì?


Với tôi, thời gian là thứ tài sản thượng đế ban tặng muôn loài đồng đều nhất, có giới hạn, không thay đổi được & không mua, bán được. Vì những đặc điểm này, thực sự chúng ta không bao giờ quản lý được thời gian, điều duy nhất chúng ta có thể làm được là sắp xếp & sử dụng thời gian như thế nào cho hiệu quả nhất. Người sử dụng thời gian hiệu quả, là người “giàu có” thời gian hơn.


Vậy làm thế nào để sử dụng thời gian hiệu quả?


Tôi có một cách rất đơn giản. Chia trang giấy A4 hay trang Ms-word thành 4 phần như hình bên dưới:


Giờ thì ta thử suy nghĩ xem: Đâu là việc khẩn cấp cần làm ngay? Đâu là việc quan trọng, cần lập kế hoạch chi tiết để thực hiện và đảm bảo đúng tiến độ? Còn việc không khẩn cấp và cũng không quan trọng thì sao?


Người ta nói rằng: 80% thành quả được mang đến từ 20 % công việc. Dĩ nhiên, 20% đó phải là việc quan trọng rồi. Người thành công là người biết chọn đúng những việc quan trọng để làm và dám “vứt” đi những việc không quan trọng.


Có thể bạn sẽ bảo: “Tôi thấy việc nào cũng khẩn cấp và quan trọng cả”. Tôi hiểu và thông cảm với cảm giác đó của bạn. Khi bạn chưa biết cách lập kế hoạch và tổ chức công việc của mình hiệu quả, thì bạn sẽ luôn luôn bị những việc sự vụ rượt đuổi. Và tất cả chúng dường như đều rất khẩn cấp và cũng rất quan trọng. Nhưng thực ra, những việc sự vụ ấy thường là 80% công việc tôi đã nói phần trên. Nghĩa là bạn đã dành 80% công sức, tâm huyết, thời gian để thực hiện việc mà những người thành công sẵn sàng vứt đi.


Vì vậy, để quản lý thời gian hiệu quả, bạn cần phải lập kế hoạch hay hoạch định công việc tốt. Rất đơn giản và tôi tin chắc là bạn có thể làm được 06 bước sau:


1. Xác định mục tiêu


2. Liệt kê những việc phải làm 


3. Ước tính thời gian cần thiết 


4. Cân nhắc mức độ ưu tiên 


5. Quyết định thực hiện 


6. Lên lịch trình thực hiện


Bạn cần lưu ý, bước xác định mục tiêu, thường chúng ta xác định mục tiêu rất chung chung. Và vì chung chung nên bạn sẽ không ước lượng được thời gian cần thiết. Thế là bạn bị “vỡ” kế hoạch. Vòng luẩn quẩn sự vụ, khẩn cấp tiếp tục rượt đuổi bạn.


Vì vậy, để thành công, bạn cần dành đủ thời gian để lập kế hoạch tốt và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của mình. Bạn hãy sẵn sàng điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình sao cho mục tiêu được đảm bảo. Như vậy là bạn đã thành công trong quản lý thời gian và tổ chức công việc hiệu quả rồi. Và chắc chắn bạn sẽ thành công trong công việc và cuộc sống.



Kỹ năng Quản lý thời gian và Tổ chức công việc hiệu quả

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

7 sai lầm thường gặp trong quản lý thời gian

Quản lý thời gian thiếu hiệu quả có thể dẫn đến stress và mất cân bằng trong công việc lẫn cuộc sống. Để cải thiện kỹ năng này, bạn cần khắc phục 7 sai lầm thường gặp trong quản lý thời gian. Khi thật sự kiểm soát được thời gian, những căng thẳng áp lực sẽ giảm bớt và hiệu suất công việc chắc chắn được cải thiện. Khi đó, bạn có thể dành nhiều thời gian cho những ý tưởng mới hứa hẹn đem lại những bước tiến mới trong sự nghiệp. Nói một cách ngắn gọn, bạn sẽ hạnh phúc và thành công hơn với công việc của mình.


Sai lầm thứ 1: Không đặt mục tiêu cho bản thân


Đặt mục tiêu cho bản thân rất quan trọng để bạn quản lý thời gian hiệu quả vì những mục tiêu giúp bạn định hướng rõ ràng cho con đường sự nghiệp. Khi đã biết rõ nơi muốn đến, bạn có thể chủ động cho những việc cần ưu tiên. Việc lập mục tiêu cũng giúp bạn quyết định đâu là việc


đáng để dành thời gian và đâu là những thứ chỉ gây xao lãng. Hãy nhớ đặt mục tiêu theo quy tắc SMART: Specific – Cụ thể, Measurable – Đo lường được, Attainable –Khả thi, Relevant – Phù hợp, và Time-bound – Có thời hạn xác định.




Sai lầm thứ 2: Không lên danh sách những việc cần làm

Đã bao giờ bạn quêgiao-tiepn không làm một việc quan trọng nào đó? Nếu đúng thế, có lẽ bạn đã không sử dụng một To-Do List – danh sách những việc cần làm – để kiểm soát công việc. Để lập To-Do List, hãy viết ra tất cả những việc bạn cần phải hoàn tất trong ngày. Đối với những dự án có khối lượng công việc lớn, hãy chia nhỏ theo từng giai đoạn. Danh sách càng chi tiết, bạn càng dễ quản lý, không bỏ sót việc nào và không cảm thấy nặng nề với những công việc lớn. Ví dụ: thay vì viết “Lập kế hoạch bán hàng cho quý 4”, bạn nên viết chi tiết như “Xem lại danh sách khách hàng” “Đánh giá tình hình doanh số”…  Sau khi đã có danh sách, bạn có thể dùng hệ thống ký hiệu từ A-D: A cho những việc có độ ưu tiên cao còn D cho những việc không cần nhiều ưu tiên.


Sai lầm thứ 3: Không dành quyền ưu tiên


Bí quyết để sử dụng To-Do List hiệu quả nằm ở việc xác định mức độ ưu tiên công việc. Đôi khi thật khó để quyết định nên ưu tiên việc nào, nhất là khi bạn phải đương đầu với hàng loạt công việc cùng một lúc và việc nào cũng gấp. Quản lý thời gian hiệu quả và đạt được những điều bạn muốn đồng nghĩa với việc dành thời gian cho những việc thật sự quan trọng chứ không chỉ đơn thuần là cấp bách. Hiểu rõ sự khác biệt giữa quan việc quan trọng và việc cấp bách sẽ giúp bạn xác định được việc nào cần ưu tiên:


•    Những việc quan trọng đem đến những kết quả giúp bạn đạt được muc tiêu của mình.


•    Những việc cấp bách đòi hỏi sự lưu tâm tức thời và thường đi kèm với việc đạt được mục tiêu của một ai đó khác.


Sai lầm thứ 4: Không thể kiểm soát những yếu tố gây xao lãng


Sự phân tâm có thể tiêu tốn của chúng ta đến hai giờ đồng hồ mỗi ngày. Đó có thể là những email không liên quan đến công việc, chat, đồng nghiệp cần tâm sự…Hãy giảm thiểu những yếu tố gây xao lãng này! Ví dụ, hãy cương quyết tắt các cửa sổ IM chat khi bạn cần tập trung và nếu ai đó đang làm bạn xao lãng, đừng ngại nói với họ điều đó. Bạn cũng cần học cách nâng cao khả năng tập trung, bắt đầu bằng một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng và uống thật nhiều nước trong ngày. Đừng ôm đồm quá nhiều việc một lúc, đóng cửa phòng lại và nghe một chút âm nhạc nếu điều này giúp bạn thấy tập trung.


Sai lầm thứ 5: Ôm đồm quá nhiều việc


7 SAI LẦM THƯỜNG GẶP TRONG QUẢN LÝ THỜI GIANBạn có phải là người khó nói “không” với người khác? Nếu  đúng thế, hẳn bạn đang đối mặt với cả núi những dự án và cam kết. Chính điều này  khiến bạn giảm hiệu suất


Làm  việc, stress  và  suy  sụp  tinh  thần. Trước  khi  nhận  một  công việc, bạn hãy tự  đặt  cho  mình  một  vài  câu  hỏi quan


trọng sau:


•    Yêu cầu công việc có đúng với mục tiêu và mục đích làm việc của tôi không?


•    Tôi có phải là người làm việc này tốt nhất không?


•    Tôi có thời gian để làm việc này không?


Nếu câu trả lời của bạn là “không” cho bất cứ 3 câu hỏi nào nêu trên, tốt nhất bạn cũng nên nói “không” với công việc ấy. Mặt khác, sẽ thiếu chuyên nghiệp nếu từ chối một công việc chỉ vì bạn không muốn làm, bạn không hiểu phải làm thế nào, công việc này tốn nhiều thời gian của bạn, hay công việc thật rối rắm và phức tạp. Vì vậy, 3 câu hỏi trên sẽ giúp bạn đưa ra lý do hợp lý để từ chối.


Sai lầm thứ 6: Làm nhiều việc cùng lúc


Để hoàn thành nhanh khối lượng công việc, bạn Hoa thường vừa viết email vừa trò chuyện điện thoại với khách hàng. Hoa nghĩ rằng mình đã sử dụng thời gian hiệu quả, sự thật là khi làm nhiều việc cùng một lúc, bạn sẽ phải mất thêm 20-40% khoảng thời gian cần thiết để hoàn tất so với khi làm tuần tự từng việc một. Kết quả là Hoa không làm tốt cả hai việc – email thì đầy những lỗi sai còn khách hàng rất phật ý vì sự kém tập trung của Hoa. Vì thế, tốt nhất bạn nên tập trung giải quyết từng việc một. Như thế, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn với chất lượng công việc tốt hơn.


Sai lầm thứ 7: Không dành vài phút giải lao 


Bạn nghĩ rằng sẽ thật hay nếu mình có thể làm việc liên tục 8-10 giờ đồng hồ không ngừng nghỉ, nhất là khi đang cận kề với deadline. Tuy nhiên, không ai có thể tập trung làm việc với năng suất cao mà không dành cho bộ não của mình đôi chút thời gian để nghỉ ngơi và nạp năng lượng.


Vì vậy, bạn đừng bỏ qua những phút giải lao và cho đó là “lãng phí thời gian”. Giờ giải lao đem lại cho bạn thời gian nghỉ ngơi quý giá, nhờ đó bạn có thể tư duy sáng tạo hơn và làm việc hiệu quả hơn. Bạn có thể đi dạo nhanh một vòng, pha một tách cà phê, hay chỉ đơn giản là ngồi tại bàn làm việc mà không làm gì cả. Hãy cố gắng thu xếp giải lao khoảng 5 phút sau mỗi 1-2 giờ làm việc. Và cũng đừng quên tự cho mình quỹ thời gian rộng rãi để ăn trưa và nghỉ ngơi.


Hãy thử áp dụng những cách trên, bạn sẽ thấy những thay đổi rõ rệt trong công việc, giảm stress, tăng hiệu suất, thăng chức, tăng lương. Chúc bạn thành công!



7 sai lầm thường gặp trong quản lý thời gian

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

4 kỹ năng quản lý thời gian cơ bản

Chúng ta ai cũng muốn thành đạt, ai cũng muốn nhiều tiền… nhất là các bạn trẻ. Nhưng để thành đạt được chúng ta cần phải có nhiều yếu tố. Nhiều người đổ lỗi là do mình không may mắn, không có vốn. Chúng ta còn được tạo hóa ban cho một tài sản quý báu hơn, đó chính là vàng – thời gian… Ai cũng cũng có cùng một tài sản như nhau là 1440 phút/ngày.



time-management-quan-ly-thoi-gian-cong-viec



Nhưng cách chúng ta sử dụng tài sản đó như thế nào lại tạo nên sự khác biệt rất lớn giữa người thành đạt và kẻ thất bại. Thời gian là vàng, chúng ta nên dùng số vàng như thế nào để  tạo ra cho chúng ta nhiều  vàng nhất theo nghĩa đen của nó.



Tại sao chúng ta sử dụng đồng tiền của mình rất tiết kiệm những chúng ta lại không sử dụng thời gian như vậy. Chúng ta phải sử dụng chi ly từng phút một. Hãy sử dụng thời gian  một cách tiết kiệm nhất và tối ưu nhất. Chúng ta luôn nghĩ sao cho tối ưu trong việc tiêu tiền, nhưng



hời gian thì không. Chúng ta lãng phí thời gian của mình như vậy thì hỏi còn đâu thời gian để học tập và làm những việc quan trọng??? Sai lầm lớn nhất của họ là nghĩ rằng mình có đủ thời gian để làm những việc gọi là quan trọng. Nhưng cứ làm việc theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”, “buông quăng bỏ vãi” như thế thì chẳng có việc gì chúng ta làm đạt được kết quả.



Vì vậy chúng ta phải có một kế hoạch để thực hiện và thay đổi thói quen đó bây giời cũng chưa muộn:



1. Liệt kê các công việc vào buổi sáng hằng ngày.



Liệt kê các công việc cần làm trong ngày ra một tờ giấy hoặc trên máy vi tính cũng được. Lưu ý chỉ cần liệt kê ra và chưa vội sắp xếp vội vì nếu như thế thì chúng sẽ rất bị rối trong việc nên làm việc gì và không nên làm việc gì. Não chúng ta không thể làm một lúc nhiều việc được.



2. Xác định ưu tiên.



Sắp xếp thời gian mỗi ngày để giải quyết các công việc ưu tiên và cũng cần linh hoạt dành đủ thời gian cho những việc bất ngờ xảy ra. Hãy học cách nói “không” với những việc không phải là ưu tiên.



3. Xác định khoảng thời gian cho mỗi công việc.



Chúng ta nên xác định khoảng thời gian cho mỗi công việc và thời gian bắt đầu, kết thúc. Và một điều rất quan trọng là các bạn sẽ thắc mắc là trong khi thực hiện công việc này lại bị công việc khác quan trọng hơn xen vào thì làm thế nào? Theo nghiên cứu chúng ta nên trừ khoảng thời gian 20% để dự phòng. Đừng quên những việc nhỏ, nhưng tập trung chúng lại. Chớ để cho các việc nhỏ trôi đi, tốt nhất là dành 30 phút mỗi ngày cho các công việc này. Nhưng đừng để phải mất công nhiều lần chạy đi chạy lại ra máy photocopy, và dành các cuộc điện thoại để một lần nhấc máy gọi luôn thể. Hãy tách thời gian ra những khoảng thời gian nhỏ để tận dụng tối đa nó.



4. Tập cho mình tính kỷ luật, và thói quen.



Thay vì thường xuyên kéo lê cả đống việc, cần xác định hạn chót để hoàn thành từng công việc. Một mẹo nhỏ là nếu cần hoàn tất một việc vào 5h chiều thứ Năm thì hãy bắt mình kết thúc vào lúc 12h trưa. Nên giải quyết các việc khó trước, sau đó tha hồ… dạo chơi. Cuối cùng chúng nên tập cho mình thói quen làm việc chăm chỉ và có kế hoạch trước đó chính là dấu hiệu của người thành đạt!



4 kỹ năng quản lý thời gian cơ bản

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

Kỹ năng quản lý thời gian đối với người làm sự kiện

Kỹ năng quản lý thời gian rất quan trọng đối với mỗi cá nhân, có thể nói đây là một trong những kỹ năng nền tảng cần rèn luyện để bạn không phải than phiền vì không có thời gian, chẳng qua vì bạn không biết sắp xếp thời gian. Rèn luyện cho mình kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả chính là một bí quyết tiên quyết để thành công với nghề.


Để quản lý thời gian tốt nhằm giảm áp lực công việc chúng ta nên lưu ý các điểm sau


quan-ly-thoi-gian-1 


Làm việc trong lĩnh vực sự kiện kiểm soát thời gian rất khó nếu không biết cách


- Xác định mục tiêu rõ ràng: Đề ra các mục tiêu chính mục tiêu phụ để từ đó có sự sắp xếp ưu tiên đối với từng loại công việc. Ví dụ nếu đây là một Event nhắm vào việc thu hút càng nhiều khách hàng càng tốt thì mục tiêu chính là thu hút nhiều khách hàng, mục tiêu phụ là bán được hàng, từ đó ta mới xác định được những việc cần ưu tiên làm theo trình tự ưu tiên đó


Chia nhỏ công việc để giải quyết và xác định công việc cần ưu tiên: Có những việc cần phải làm trước nếu không sẽ gây đình trệ đến những công việc khác, bạn cần phải sắp xếp theo thứ tự để ưu tiên giải quyết trước khi thời gian và nguồn lực có hạn. Ví dụ bạn cần phải có tờ rơi trước 1 tuần diễn ra chương trình để kịp thực hiện tuyên truyền phát tờ rơi tới tay khách mời  thì phải tiến hành gấp việc thiết kế in ấn tờ rơi trước khi lo các hạng mục khác như thiết kế phông sân khấu hay X – banner – vốn chỉ cần có trước chương trình 1 tới 2 ngày là ổn.


Tự làm hay chuyển giao cho người khác: Vì quỹ thời gian có hạn, chúng ta sẽ không làm được tất cả mọi việc cần làm vì vậy điều cần thiết là bạn phải san sẻ bớt công việc cho người khác, mặc dù phải chấp nhận một điều là công việc sẽ không đúng theo ý bạn. Nhưng sẽ thật là sai lầm và lãng phí nếu người trưởng dự án phải dẹp hết công việc qua một bên, ngồi xếp từng gói quà trong khi việc anh ta/chị ta cần làm là quản lý tiến độ chung để không có hạng mục nào, nhân sự nào đi trật khỏi guồng máy.


Kiểm soát sự lãng phí thời gian: Hãy cân nhắc cách sắp xếp các công việc gây mất thời gian cho bạn và đội ngũ của bạn để dành thời gian cho các công việc cần đầu tư hơn. Ví dụ hãy dành việc phân loại thiệp mời và chuyển thiệp mời cho một vài sinh viên cộng tác bán thời gian, và dành thời gian của bạn để giám sát chất lượng thi công ngoài hiện trường.


Mất thời gian một lần, tiết kiệm thời gian nhiều lần sau đó: Nhiều người nói rằng họ không có thời gian để mà ngồi nghĩ ngợi, sắp xếp công việc, nhiều người khác  thà nhín ra một tiếng đồng hồ để làm một công việc nào đó còn hơn là phải bỏ vài tiếng tập huấn cho người khác làm được việc đó và sau đó có thể mất thời gian để sửa chữa nó. Nhưng nên nhớ:



  • Dành thời gian để lên kế hoạch giải quyết các công việc sẽ tập cho bạn thói quen làm việc khoa học về lâu về dài và vì vậy sẽ tiết kiệm thời gian đáng kể so với việc quay cuồng giữa mớ bòng bong suốt đời.

  • Thà mất thời gian huấn luyện và sửa sai một lần cho ai đó, nhưng những Event lần sau họ có thể đảm đương được nó thay cho bạn sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian rất nhiều.


Hạn chế để công việc khác xen vào: Theo kế hoạch hôm nay bạn phải giải quyết một số công việc như khảo sát địa điểm, duyệt layout thiết kế và họp phân công công việc, nhưng đột xuất lại có công việc ngoài kế hoạch xen vào như là khách hàng yêu cầu bạn cần đi gặp nhà tài trợ cùng họ, bạn lại phải dành thời gian cho nó và làm bê trễ các công việc trong kế hoạch. Việc phát sinh các công việc ngoài dự định là việc hết sức bình thường, nhưng tránh để mình bị cuốn theo nó mà đình trệ kế hoạch riêng bằng cách tự đặt ra câu hỏi: Mức độ ưu tiên của công việc đó như thế nào, có cần thiết phải chính mình làm hay ai khác, nếu dời vào lúc khác thì có ảnh hưởng gì không…


Đừng để tồn tại cảm giác Deadline còn ở xa: Nhiều người làm nghề Event thường có đặc tính ngần ngừ chờ đến gần hạn chót (deadline) mới thực hiện công việc được phân công. Ví dụ thứ 4 này họ được giao hoàn thành proposal trước ngày thứ 2 tuần sau, thì họ không làm ngay mà đợi đến sát ngày đó mới làm, vì vậy kết quả là họ làm ẩu vì không có thời gian hoặc thậm chí là trễ tiến độ. Việc này có nhiều nguyên nhân, có thể do họ bận rộn quá, hoặc do tự tin vào năng lực của mình hoặc đơn giản cho họ thích chần chừ, nhưng dù sao đó cũng là một tính xấu. Hãy dành ngày dài tháng rộng để hoàn thành công việc đã được giao.


Sắp xếp bàn làm việc của bạn thật gọn gàng: Bàn làm việc bừa bộn là thói quen của nhiều người làm nghề tổ chức sự kiện. Thứ nhất nó sẽ tác động vào tâm lý, làm cho bạn cảm thấy rất rối trong việc sắp xếp công việc, thứ hai là nó sẽ làm bạn mất thời gian tìm kiếm những vật dụng, giấy tờ mình cần, chính vì vậy một người làm event không nên để bàn làm việc của mình như một bãi rác.


 Áp dụng những nguyên tác cơ bản trong việc quản lý thời gian hằng ngày – trong mỗi dự án nói chung và trongg nghề event nói riêng ta thường sử dụng bản timeline để quản lý tiến độ công việc thực hiện.


Timeline (tạm dịch là bản tiến độ công việc) – Một timeline hoàn chỉnh và có hiệu quả sẽ giúp tiến độ công việc diễn ra một cách có trật tự và luôn chắc chắn rằng người thực hiện công việc sẽ không để bất cứ một giai đoạn nào bị trễ hạn từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến các công việc khác trong cùng một dự án.


Timeline không chỉ là một bàn danh sách thật dài với những công việc cần phải làm mà nó còn là một thời khóa biểu liệt kê những công việc chủ yếu , thời gian thực hiện được miêu tả một cách cụ thể và dễ dàng nắm bắt.


Các bước để chuẩn bị cho một bản timeline:


Bước 1: Tạo một bản mẫu


Chúng ta có thể sử dụng phần mềm excel hay một phần mềm quản lý dự án để tạo ra một khuôn timeline có sẵn .


Bước 2: Thiết lập nội dung


Nếu dự án mà chúng ta thực hiện là một dự án nhỏ với ít người quản lý hay đó chỉ là một timeline cho chính công việc của chúng ta thì timeline chỉ cần bao gồm những công việc cần thực hiện và những cột mốc quan trọng cần phải làm, thời gian giới hạn cho từng công việc.


Nếu chúng ta có một dự án phức tạp thì timeline đòi hỏi phải chi tiết thể hiện được sự ảnh  hường của từng công việc với nhau.


Bước 3: Đưa ra thời gian giới hạn cho mỗi công việc được liện kê.


Xác định rõ ngày bắt đầu của dự án và xác định mỗi công việc nhỏ sẽ tiêu tốn bao nhiêu thời gian


Tóm lại, đồ đạc được sắp xếp trật tự thì dễ tìm thấy, thời gian làm việc cũng vậy bạn chỉ loay hoay bận bịu khi không sắp xếp công việc một cách hợp lý và có trật tự. Quản lý thời gian hiệu quả sẽ giúp chúng ta cải thiện vấn đề tích cực hơn, đặc biệt là trong nghề event khi mà mức độ chính xác và hiệu quả làm việc nằm ở một vị trí hết sức quan trọng



Kỹ năng quản lý thời gian đối với người làm sự kiện

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

Oppo tiết lộ một vài thông số của Find 7

Sau nhiều nguồn tin đoán già đoán non, hôm qua hãng điện thoại Oppo đã chính thức xác nhận một vài thông số của Find 7 như màn hình hiển thị 5.5 inch với độ phân giải 2k.


Oppo Find 7 màn hình độ phân giải 2k


Ông Carl Pei – CEO của Oppo đã xác nhận Find 7 sở hữu màn hình 5.5 inch, không phải 5.7 inch hay 7 inch như nhiều nguồn tin đồn ban đầu và thiết bị này sẽ có viền màn hình siêu mỏng (hoặc cũng có thể sẽ không có viền màn hình). Chính vì vậy dù có màn hình 5.5 inch nhưng kích thước của nó cũng chỉ nhỏ như một chiếc điện thoại 5 inch bình thường. Ngoài ra ông này còn cho biết Oppo Find 7 không chỉ sở hữu màn hình 2k siêu nét đầu tiên trên thế giới mà nó còn có mật độ điểm ảnh khổng lồ lên đến 538 ppi mà chưa một chiếc điện thoại nào đạt được.


Trong thời gian sắp tới, chiếc smartphone của Trung Quốc sẽ còn khuấy động thị trường nhiều hơn nữa, tuy nhiên chúng ta cần nhìn nhận lại tính minh bạch từ nhà sản xuất, dưới dây là mốc thời gian về những tin đồn cũng như công bố của Oppo về Find 7:


- Tháng 7: Những tin đồn đầu tiên về Find 7 được tung ra như điện thoại cấu hình mạnh nhất, màn hình 7inch….

- Tháng 8: Oppo úp mở về việc Find 7 dùng chip SnapDragon 805, màn hình 5.7 inch và sẽ ra mắt người tiêu dùng vào đầu năm 2014

- Tháng 12: Oppo xác nhận Find 7 có màn hình 5.5 inch và mật độ điểm ảnh cực lớn : 538 ppi.


Có thể cấu hình của Find 7 từ đây đến lúc nó được ra mắt có thể sẽ còn thay đổi nhiều, tuy nhiên người dùng có thể đặt niềm tin vào những gì Oppo công bố, dù sao thì Find 5 cũng có cấu hình như những gì nhà sản xuất công bố trước khi nó ra mắt.


Nguồn: Cấu hình Oppo Find 7



Oppo tiết lộ một vài thông số của Find 7

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

Hãy hạnh phúc với số tiền mình có

Nói đến tiền và hạnh phúc, nhiều người đều nói càng nhiều càng tốt, nhưng ai cũng biết có tiền nhiều chưa chắc mua được hạnh phúc.



hay-hanh-phuc-voi-so-tien-minh-co



Giáo sư Michaek Norton và các cộng sự về khoa học hành vi con người của ĐH Kinh doanh Harvard, Mỹ đã nghiên cứu mối quan hệ tiền và hạnh phúc từ góc độ khoa học.Họ kết luận cách xài tiền cũng quan trọng như việc xài bao nhiêu tiền. Sau đây là bài phỏng vấn đăng trên tạp chí khoa học Mỹ.


* Sự nhầm lẫn lớn nhất của chúng ta về tiền và hạnh phúc là gì?


- Với tiền và hạnh phúc, những người tham gia nghiên cứu đều trả lời họ muốn có nhiều hơn. Nhìn chung, đa số đều tin có nhiều tiền sẽ hạnh phúc hơn. Rõ ràng là nhiều tiền hơn không làm tổn hại hạnh phúc của bạn dù nó cũng không đảm bảo bạn sẽ hạnh phúc hơn.


Những bạn bè, người thân, đồng nghiệp giàu có quanh ta không có vẻ gì là đặc biệt hạnh phúc. Do đó, chúng tôi cho rằng không nên tập trung vào việc kiếm nhiều tiền hơn, mà hãy chú ý để được hạnh phúc nhất với số tiền mình có.


* Ông có thể giải thích rõ hơn về “mua sự trải nghiệm”?


- Phân tích hành vi mua sắm hiện vật như máy tính bảng, điện thoại, sách… của những người tham gia nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng vật chất không ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc. Mua cà phê, mua nhà, mua xe… không làm chúng ta cảm thấy khổ sở. Nhưng đồ đạc vật chất cũng không giúp chúng ta hạnh phúc hơn.


Hãy so sánh việc mua một chiếc tivi mới và dùng số tiền tương đương cho một kỳ nghỉ dưỡng hoặc ăn tối cùng bạn bè (trải nghiệm). Chiếc tivi có thể là một món đồ đáng giá nhưng ăn tối với bạn bè cho bạn nhiều hạnh phúc hơn. Tăng cường quan hệ xã hội tích cực, một thước đo về sự hạnh phúc của nghiên cứu, cho thấy với cùng một số tiền, mua sự trải nghiệm đem lại nhiều hạnh phúc hơn mua đồ dùng vật chất cụ thể.


* Nhiều người làm ra tiền nhưng lại không có thời gian để tiêu số tiền vất vả kiếm được. Ông đánh giá như thế nào về sự đánh đổi giữa thời gian và tiền bạc?


- Sai lầm lớn nhất mà chúng ta hay mắc phải khi xài tiền là không chi vào thứ cho ta hưởng hạnh phúc lâu dài nhất.


Ví dụ mua một căn nhà đẹp ngay khu trung tâm và tưởng tượng đến tất cả những cuộc vui và sự thuận tiện mình sắp có nhưng ta không nghĩ đến việc bị mắc kẹt trong không gian ồn ào của phố thị, khói bụi, kẹt xe hằng ngày trong suốt phần đời còn lại.


Liệu ngôi nhà có đem lại cho bạn hạnh phúc sau một ngày dài vất vả ở cơ quan và kẹt xe trên đường về? Cho phép tôi nghi ngờ điều đó.


* Việc tặng quà cho nhau thì sao?


- Những nghiên cứu chúng tôi tiến hành ở Mỹ, Canada, các nước Nam Mỹ… chỉ ra một điểm chung là việc tặng quà đem lại hạnh phúc cho người tặng nhiều hơn.


Dùng tiền cho người khác, bạn bè hay ủng hộ từ thiện, người cho cảm thấy hạnh phúc hơn so với việc dùng số tiền đó cho bản thân. Lần tới, khi bạn mua một ly cà phê hay một chiếc bánh, hãy nghĩ đến ai đó và mua thêm một phần.


* Ông có áp dụng kết quả nghiên cứu vào cuộc sống của mình?


- Có một khái niệm gọi là “chi phí cơ hội”, nói đơn giản là khi chúng ta mua món này tức là chúng ta đã bỏ qua cơ hội mua những món khác và đây là đối tượng của khoa học hành vi.


Chúng ta bị ràng buộc bởi tivi màn hình phẳng, nhà lầu, xe hơi… những thứ mà ta tin là sẽ làm ta hạnh phúc và chúng ta tiêu khá nhiều tiền vào việc mua sắm những tiện nghi này.


Trước khi mua sắm, tôi thường tự hỏi “mình có thể làm gì khác với số tiền này? Đây có phải là cách chi tiêu cho mình sự hài lòng nhất”. Nhờ những câu hỏi này, rất nhiều lần tôi đã cất bóp trở lại vào túi.


Theo Hồng Vân



Tuổi trẻ





Hãy hạnh phúc với số tiền mình có

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

HTC lại bị lệnh cấm bán tại Đức đo vi phạm bản quyền

Sau vụ kiện hy hữu ở Anh, vừa qua hãng điện thoại Đài Loan lại gặp rắc rối với Nokia tại thị trường Đức. Theo những tin tức từ báo chí Đức , Nokia lại tiếp tục thắng trong vụ kiện HTC tại nước này, vì vậy nếu không có chính sách thay đổi hợp lý có thể tất cả các mẫu smartphone của HTC sẽ vắng mặt trên nước Đức chứ không phải chỉ là HTC One mini như tại Anh.


Hình ảnh HTC One mini màu xanh da trời


Vụ kiện lần này liên quan đến các bằng sáng chế liên quan đến USB và cách các máy tính chọn trình điều khiển thích hợp khi bạn kết nối thiết bị với nó. Để tránh lệnh cấm, HTC sẽ phải hoặc là thay đổi phương pháp để tránh sử dụng công nghệ đã được cấp bằng sáng chế của Nokia hoặc buộc phải thoả thuận để mua bằng sáng chế của Nokia.


Bằng sáng chế này đang được sử dụng trên tất cả các thiết bị chạy Android , vì vậy nếu không thay đổi hợp lý thì tất cả các mẫu điển thoại của HTC có thể sẽ không thể bán tại Đức, điều này giáng một đòn mạnh vào hãng điện thoại này khi họ đã sản xuất một lượng lớn mẫu smartphone mới của mình – HTC One mini. Liên quan đến chiến thắng tại vụ kiện chống lại HTC, Nokia đã nói như sau :


” Nokia vui mừng khi Tòa án khu vực ở Munich – Đức hôm nay đã phán quyết rằng các sản phẩm HTC đã vi phạm bằng sáng chế của Nokia 1 246 071 , trong đó bao gồm chức năng USB trong điện thoại di động.


Phán quyết ngày hôm nay là cột mốc quan trọng trong tranh chấp của chúng tôi với HTC , cho phép Nokia để thực thi một mệnh lệnh chống nhập khẩu và bán tất cả các sản phẩm của HTC vi phạm ở Đức, cũng như có được bồi thường thiệt hại cho hành vi vi phạm trong quá khứ . Bằng sáng chế này cũng là vấn đề chính trong vụ kiện HTC tại Anh.


Nokia đã bắt đầu hành động chống lại HTC trong năm 2012, với mục tiêu kết thúc sử dụng trái phép của HTC sáng kiến ​​độc quyền của Nokia và đã khẳng định được hơn 50 bằng sáng chế đã bị HTC sử dụng trái phép ở Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản , Hà Lan, Anh và Mỹ . Trong năm 2013, HTC đã vi phạm bằng sáng chế của Nokia ở những địa điểm bao gồm Tòa án khu vực Mannheim và Munich , Đức, Tòa án tối cao Vương quốc Anh và Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ . “


HTC sẽ cần phải hành động nhanh chóng hoặc có nguy cơ mất tất cả cơ hội kinh doanh tại Đức trong mùa lễ .



HTC lại bị lệnh cấm bán tại Đức đo vi phạm bản quyền

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

6 cách để bạn yêu công việc hơn

Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cứ 5 người thì chỉ có khoảng 1 người thực sự thấy công việc của mình là tuyệt vời, 1 người cực ghét công việc họ đang làm, số còn lại không yêu cũng chẳng ghét. Hầu hết thời gian trong ngày của mọi người đều dành cho công việc, nên nếu bạn nằm trong số những người không yêu công việc, có điều gì đó “khổ” cho bạn.


Một giải pháp cho những người ghét công việc đang làm là chuyển sang một công việc khác. Nhưng bằng cách này, họ sẽ phải bắt đầu lại từ đầu trên nhiều phương diện và có thể sẽ chịu không ít thiệt thời. Ngoài ra, khi kinh tế khó khăn như hiện nay, tìm một công việc mới không hề là chuyện dễ dàng.


Bởi vậy, giải pháp khôn ngoan nhất có lẽ vẫn là tìm cách để bạn cảm thấy yêu thích công việc của mình hơn. Dưới đây là 6 gợi ý mà các chuyên gia về nghề nghiệp đưa ra để giúp bạn. Hãy thử áp dụng ngay hôm nay bạn nhé:


1. Hạn chế nói chuyện với những người ghét việc


Trong cơ quan hay tổ chức nào cũng luôn có một vài người “mở mồm ra là chê mọi thứ”. Với quan điểm cực kỳ hoài nghi và bi quan, họ sẽ “nhấn chìm” bạn bằng những câu chuyện rằng sếp dốt ra làm sao, công ty sẽ sa thải bạn, các nhân viên còn lại toàn là những người đần, công việc thật nực cười và vô nghĩa… Khi nghe những câu chuyện như vậy, bạn có thể cảm thấy đôi chút thoải mái vì quan điểm cho rằng, “tất cả họ đều xấu, trừ bọn ta”, nhưng về lâu về dài, chính những câu chuyện này khiến bạn cảm thấy bất hạnh.


Nếu bạn chỉ nghe những chuyện tiêu cực về nơi làm việc của mình, bạn sẽ không thể nhìn ra những điều tích cực đang tồn tại. Rốt cục, bạn sẽ có cảm giác tồi tệ về chính bản thân mình (nếu như nơi này toàn những người không ra gì, tại sao mình vẫn ở đây?). Bởi thế, hãy hạn chế và tốt hơn hết là dừng những cuộc trò chuyện với các đồng nghiệp ghét việc. Thay vào đó, bạn nên dành thời gian cho những đồng nghiệp có quan điểm cân bằng hơn. Khi đó, phản ứng cảm xúc của bạn đối với công việc chắc chắn sẽ dịch chuyển theo chiều hướng tốt hơn.


2. Đề nghị được làm nhiều hơn những việc mà bạn thích


Trong những nhiệm vụ mà bạn được giao, chắc chắn có những nhiệm vụ khiến bạn cảm thấy hứng thú hơn những nhiệm vụ khác. Bên cạnh đó, rất có thể sếp sẵn sàng giao cho bạn thêm phần việc mà bạn cảm thấy thích, đồng thời cắt giảm phần việc mà bạn không thích. Hãy lên tiếng về điều này. Nếu được sự chấp nhận của sếp, bạn sẽ cảm thấy công việc của mình thú vị lên hẳn.



Ảnh minh họa


3. Tự nói khác đi với bản thân


The Nguyen – Tự chủ có một sức mạnh rất lớn, đặc biệt là trong vấn đề bạn yêu hay ghét công việc của bạn. Thay vì tự nghĩ trong đầu là mình đang làm một công việc chán ngắt, bạn hãy có suy nghĩ tích cực hơn. Chẳng hạn, bạn có thể tự nói với mình rằng: “Mình đang có một công việc thú vị. Mình có thể có ảnh hưởng lớn tới công ty và các đồng nghiệp”. Dần dần, sự lạc quan từ bên trong này sẽ trở thành một nguồn năng lượng, giúp bạn làm việc tốt hơn, hăng say hơn.


4. Tìm cách thay đổi sếp


Mức độ yêu thích của mỗi người đối với công việc của họ có mối tương quan rất lớn với cách họ được quản lý. Một nhà quản lý tồi – một người thiếu gắn bó với công việc, hay chỉ trích, chỉ lo cho lợi ích của mình, không đáng tin cậy – có thể tạo ra một rào cản thực sự đối với mức độ hài lòng trong công việc của bất kỳ nhân viên nào. Trong những công ty có quy mô trung bình hoặc lớn, bạn có thể tìm cách chuyển sang làm việc dưới quyền một sếp khác, đặc biệt nếu các kỹ năng của bạn giúp bạn có thể di chuyển dễ dàng sang một bộ phận khác. Trong trường hợp điều này là không thể, đôi khi bạn có thể thay đổi vị sếp hiện có của mình.


Phần lớn mọi người khi có một vị sếp tồi đều chấp nhận “sống chung với lũ”. Tuy nhiên, đôi khi, sếp tồi không hẳn là một con người tồi. Thay vào đó, sếp có thể chỉ không giỏi quản lý người khác. Một khi bạn đã rõ về một vài điểm mà bạn muốn sếp có sự điều chỉnh, hãy lên tiếng với sếp bằng một thái độ tôn trọng và hy vọng. Rất có thể, bạn sẽ ngạc nhiên với phản hồi tích cực mà bạn nhận được.


5. Học hỏi điều gì đó


Đôi khi, việc không cảm thấy hạnh phúc trong công việc xuất phát từ nguyên nhân công việc buồn tẻ. Công việc quá dễ hoặc quá khó đều có thể khiến bạn chán nản. Khi bạn nhận thấy mình không còn học hỏi được điều gì trong công việc, hãy tìm kiếm những điều mới mẻ để học hỏi, giúp bản thân trở nên có ích hơn cho tổ chức. Bạn có thể học hỏi các kỹ năng hoặc kiến thức mới, không chỉ giúp bạn đảm bảo công việc tốt hơn mà còn cảm thấy hứng thú hơn với công việc.


6. Làm việc chăm chỉ hơn


Đến cơ quan vào 9h mỗi sáng và ra về lúc 5h chiều. Quy trình đó lặp đi lặp lại mỗi ngày có thể làm cho bạn chán nản. Để thoát khỏi sự buồn chán, bạn có thể đào sâu thêm vào công việc của mình để tìm ra thêm mục đích hoặc để nâng cao trình độ chuyên môn. Chẳng hạn, bạn có thể dành thời gian để giúp đỡ các đồng nghiệp trẻ, đào tạo cấp dưới, tìm kiếm các sáng kiến mới để áp dụng vào công việc…



6 cách để bạn yêu công việc hơn

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

Bán Hàng và Nghệ Thuật Đặt Câu Hỏi

The Nguyen – Bán hàng không chỉ là bán sản phẩm mà bạn đang có, mà là bạn đang bán cái nhu cầu mà khách hàng họ đang cần!  Do vậy muốn bán được hàng, chắc chắn bạn phải hiểu được nhu cầu của khách hàng là gì? Thế nhưng để hiểu được nhu cầu đó như thế nào, không còn cách nào khác đó là đặt câu hỏi để khách hàng bày tỏ, từ đó ta hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng. Và vấn đề đặt ra là đặt câu hỏi gì? Đặt câu hỏi vào thời điểm nào? Và đặt câu hỏi ra làm sao? Chúng ta sẽ cùng nhau chốt lại vấn đề thông qua bài viết Bán hàng và nghệ thuật đặt câu hỏi trong ngày hôm nay.


Có một người đàn ông đi vào cửa hàng định mua một thứ lặt vặt nào đó cho vợ. Nhưng sau một tiếng rưỡi, ông ta đã mua phân nửa các loại sản phẩm ở gian bán đồ câu cá và còn mua thêm cả cái ô tô cũ của giám đốc cửa hàng.


Bên ngoài nhìn vào, có vẻ như người bán hàng không làm điều gì đặc biệt. Anh ta chỉ đưa ra những câu hỏi, còn khách hàng tự kể những món đồ này cần thiết như thế nào đối với ông ta. Có thể nói, đây là một ví dụ điển hình về việc sử dụng quy trình SPIN do người sáng lập ra nhóm nghiên cứu Huthwaite Inc. – Neil Rackham, đưa ra.


Kỹ năng bán hàng thành công có thể dựa vào mô thức SPINTình hình (Situation), vấn đề(Problem), gợi ‎ý(Implication) và định hướng (Need-payoff). SPIN là chữ cái đầu tiên của bốn dạng câu hỏi này bằng tiếng Anh.



Nghệ thuật đặt câu hỏi trong bán hàng rất quan trọng 


Không gây sức ép


Để thuyết phục được khách hàng trong một thương vụ mua bán lớn không dễ dàng chút nào. Gây sức ép không phải là một sự lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng quy trình SPIN làm đẩy nhanh tiến trình và đưa khách hàng đi đến quyết định có lợi cho mình.


Hiển nhiên, bán hàng cũng có năm bảy loại và những quy trình được sử dụng để bán những đồ lặt vặt không giống với những mặt hàng có giá trị. Những “vụ mua bán lớn” có những đặc điểm riêng. Đây chưa chắc đã phải là những thương vụ trị giá hàng tỷ đô la, mà có thể chỉ là việc bán những đồ vật có giá trị đối với người mua. Đối với ai đó, có thể chỉ là cái tủ lạnh. Trong những trường hợp này, để đi đến quyết định người mua thường đi lại gặp gỡ với người bán hàng nhiều lần.


Để đưa ra quy trình SPIN, Neil Rackham đã phải quan sát trong nhiều năm hành vi của những người bán hàng đã thành công trong những thương vụ lớn. Về bản chất SPIN – là nghệ thuật đặt những câu hỏi cần thiết theo một trình tự nhất định. Theo Neil Rackham, những người bán hàng thành công thường tích cực sử dụng bốn dạng câu hỏi: tình hình (Situation), vấn đề (Problem), gợi ‎ý (Implication) và định hướng (Need-payoff). SPIN là chữ cái đầu tiên của bốn dạng câu hỏi này bằng tiếng Anh.


Rackham đã đi ngược lại với phương pháp bán hàng gây sức ép rất phổ biến ở Mỹ. Theo ông, đầu tiên người bán hàng phải chăm chú nghe người mua nói và đặt những câu hỏi đúng chứ không phải tấn công khách hàng – những người còn chưa hình dung ra sản phẩm/dịch vụ này cần thiết như thế nào đối mình – với những câu hỏi kiểu như: “Khi nào thì có thể mang đến cho anh/chị? Hôm nay hay ngày mai?”.


“Tôi kinh doanh những mặt hàng lặt vặt trong vài năm. Đó là những chi tiết trong các đồ điện tử, bóng đèn, pin. Khi tôi quyết định chuyển hướng kinh doanh sang bán những mặt hàng điện tử sinh hoạt, thì những nhân viên của tôi vấp phải khó khăn. Cách bán hàng gây sức ép không hiệu quả”, giám đốc nhân sự một hệ thống các cửa hàng điện tử nói, “Chúng tôi nghiên cứu quy trình SPIN và tập huấn cho các nhân viên của mình. Trong ba tháng đầu tiên, năng suất bán hàng tăng từ 5-8%. Nếu so sánh với giai đoạn bán hàng trước, thì kết quả này là chấp nhận được đối với chúng tôi”.


Thu thập thông tin


Dạng câu hỏi thứ nhất được các nhân viên bán hàng sử dụng trong những cuộc gặp gỡ đầu tiên với khách hàng là câu hỏi tình hình. Mục đích của chúng – thu nhận thông tin về khách hàng. Trước khi đi vào phần chính của cuộc hội thoại, cần phải tìm hiểu thông tin về người mua và công việc của anh ta.


Ví dụ, nếu đây là một vụ mua bán căn hộ: “Anh/chị đã sống ở thành phố này lâu chưa? Anh/chị đã bao giờ mua căn hộ chưa? Diện tích như thế nào là phù hợp với anh/chị?”. Còn nếu bạn là chủ một công ty đào tạo kinh doanh: “Công ty của anh/chị hoạt động trong lĩnh vực nào? Có bao nhiêu nhân viên? Những ai là khách hàng của anh/chị? Ai là đối thủ cạnh tranh?”.


Nguồn thông tin sơ bộ không nhất thiết là từ cuộc nói chuyện trực tiếp mà có thể là những hợp đồng, các bản báo cáo, hoặc bất cứ một tài liệu cần thiết nào khác. Neil Rackham viết trong cuốn sách “SPIN: Chiến lược tiếp cận với khách hàng trong những thương vụ mua bán lớn” rằng: phải cẩn trọng khi sử dụng những câu hỏi tình hình, vì nếu đặt quá nhiều câu hỏi, thì có thể tạo cho khách hàng cảm giác buồn chán, dị ứng thậm chí là phản kháng.


Ngoài ra, tốt nhất câu hỏi tình phải được dùng với đúng “đối tượng”. Đó chưa chắc đã phải là tổng giám đốc hoặc thư k‎ý, bạn phải tìm trong công ty khách hàng những người sẵn sàng nghe và biết rõ về vấn đề bạn định hỏi.

Sau khi, tình hình đã được làm rõ, bạn có thể sử dụng dạng câu hỏi tiếp theo: câu hỏi vấn đề.



Nghệ thuật đặt câu hỏi trong bán hàng


Tìm kiếm vấn đề


Những người bán hàng chưa có kinhnghiệm thường đặt ra hàng loạt các câu hỏi tình hình đối với các khách hàng tiềm năng và rất sợ câu hỏi vấn đề. Và thông thường, họ thường thay thế bằng việc giới thiệu dông dài về sản phẩm/dịch vụ của mình. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của cuộc gặp gỡ.


Thực ra, người bán hàng cần phải làm sáng tỏ: khách hàng còn không hài lòng với sản phẩm/dịch vụ ở những điểm nào. Vì vậy, ở đây không thể thiếu những câu hỏi vấn đề. Ví dụ: “Anh/chị có hài lòng với sản phẩm/dịch vụ đang được sử dụng không?”.


Nếu là một thương vụ không lớn lắm, chỉ cần một cuộc gặp gỡ là đủ, thì càng nhiều câu hỏi vấn đề bao nhiêu càng dễ bán được hàng bấy nhiêu. Còn trong một vụ mua bán có giá trị lớn, thì số lượng câu hỏi lại không ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Trong trường hợp này, người bán hàng có nhiệm vụ thu thập từ người mua thông tin về những điều họ chưa được hài lòng, những khó khăn của họ, hay nói cách khác quan điểm của khách hàng về tình hình thực tại xung quanh sản phẩm/dịch vụ mà bạn định bán.


Bên cạnh đó, cần tránh những câu hỏi vấn đề vô vị: “Anh/chị có hài lòng với mức độ bán hàng hiện nay của công ty mình không?”, vì bạn có thể sẽ nhận được những câu trả lời mang nặng sắc thái cảm xúc: “Thật khủng khiếp, chúng tôi đang không biết, cần phải làm gì bây giờ!”, hoặc một câu trả lời không biểu lộ điều gì: “Tất nhiên là có vấn đề, nhưng nói chung thì mọi việc không có gì đáng phàn nàn”.


Cũng dễ hiểu, không phải người mua nào cũng sẵn sàng chia sẻ với nhân viên bán hàng những vấn đề của mình. Để đạt được điều này, phải biết cách gây thiện cảm với khách hàng ngay từ đầu cuộc nói chuyện. Trong bất cứ khoảng khắc của cuộc hội thoại, nếu xuất hiện thông tin rằng có vấn đề tồn tại, thì phải lập tức chuyển sang câu hỏi gợi ý.


Gợi ý


Giai đoạn thứ ba là công đoạn phức tạp nhất. Sau khi nhận được tín hiệu rằng có vấn đề tồn tại, người bán hàng sử dụng phương pháp SPIN cần phải tạo ra cho khách hàng sự nhận thức rõ ràng rằng: vấn đề nghiêm trọng đến nỗi có thể ảnh hưởng đến công ty của anh ta trong tương lai, hoặc thậm chí tương lai của công ty anh ta sẽ thật tồi tệ. Với sự trợ giúp của các câu hỏi gợi ‎ý, nhân viên bán hàng buộc khách hàng cảm thấy sự khủng khiếp của những hậu quả.


Cấu trúc của những câu hỏi gợi ‎ý có thể như sau: “Nếu để vấn đề này tiếp diễn, thì liệu công ty anh/chị có thể sẽ phải gánh chịu những hậu quả nào?”. Có nghĩa, bạn giúp khách hàng liên hệ đến những hậu quả tức thời nếu vấn đề không được giải quyết.


Neil Rackham kể rằng chính ông cũng từng bị “sập bẫy” bởi những câu hỏi gợi ý trong quy trình của mình. Và kết quả là ông đã mua một chiếc ô tô mới. Neil Rackham sử dụng chiếc ô tô midl-class được vài năm. Một lần, ông gặp một người bạn, người này hỏi ông: “Anh đã sử dụng chiếc ô tô này lâu chưa? Chắc hẳn sau một thời gian sử dụng dài như thế, chiếc ô tô thường xuyên gặp sự cố?”. “Đôi khi”, Neil trả lời. “Có bao giờ vì thế mà anh đến chậm trong một buổi gặp gỡ quan trọng nào đó không?”. Neil bực tức nhớ lại một trường hợp như vậy. “Thế đã bao giờ vì đến chậm mà hợp đồng kinh doanh của anh bị hỏng chưa? Khi mất hợp đồng kinh doanh, kinh tế gia đình anh có vì thế mà bị ảnh hưởng không?”. Và sau khi kết thúc cuộc nói chuyện, Neil thấy có nhu cầu cần phải lập tức đến salon ô tô, vì cảm thấy nếu không có một chiếc ô tô mới, thì mạng lưới khách hàng, thu nhập, và thậm chí cả gia đình ông có thể sẽ bị đe dọa.


Thêm nữa, chính vì những câu hỏi gợi ‎ý này mà nhiều nhân viên bán hàng không thích sử dụng quy trình SPIN. Theo họ, chúng có thể đẩy khách hàng đến trạng thái “tất cả đều tồi tệ, cuộc sống đã chấm hết”, mà điều này thì không được hợp đạo đức lắm.


Điểm chốt


Chốt sale thành công


Và cuối cùng khi khách hàng nhận thấy toàn bộ thảm họa trong vấn đề của mình, thì một nhân viên bán hàng chưa nắm vững quy trình SPIN hoặc chưa có kinh nghiệm lắm sẽ phản ứng như thế nào? Chắc hẳn, anh ta sẽ sung sướng giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của mình với tất cả những ưu điểm của nó. Điều này cũng không hoàn toàn đúng.


Theo các nghiên cứu của nhóm Huthwaite Inc., thì cuộc gặp gỡ giữa nhân viên bán hàng và khách hàng sẽ hiệu quả hơn nếu khi nói chuyện, bằng một loạt các câu hỏi định hướng, nhân viên bán hang gợi ‎ý khách hàng phải tự nói về những ưu điểm và lợi ích của thương vụ mua bán này. Lấy vì dụ về vụ mua ô tô trên, người bạn của Neil Rackham có thể hỏi: “Thế liệu với một chiếc ô tô mới có giải quyết được những vấn đề của anh không? Anh nghĩ thế nào, anh sẽ được những gì? Chiếc ô tô mới có thể giúp được gì anh trong cuộc sống không?”.


Nói chung, thì số lượng câu hỏi dạng này hoặc dạng khác phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Sẽ không thông minh nếu đưa ra các câu hỏi tình hình khi khách hàng cảm thấy khó chịu vì bị soi mói. Nhưng kỹ năng cảm nhận tình thế, làm cho khách hàng thấy thoải mái nhất, chỉ có thể có được cùng với kinh nghiệm và thời gian.


Những câu hỏi dẫn đến hành động mua hàng


Câu hỏi tình hình
– Công ty anh/chị có bao nhiêu nhân viên?

– Anh/chị đang sử dụng thiết bị nào?

– Anh/chị đã mua hẳn thiết bị này hay đang thuê?

– Anh/chị đã sử dụng thiết bị này lâu chưa?

– Ai là người chịu trách nhiệm về chất lượng của thiết bị được mua?


Câu hỏi vấn đề


– Anh/chị có hài lòng với mức lợi nhuận hiện tại của công ty không?
– Chắc với thiết bị này khó lòng đạt được định mức công việc cần phải có sự chính xác cao như thế này?

– Sau một thời gian sử dụng thiết bị lâu như thế, anh/chị đã gặp phải trục trặc nào chưa?

– Sự trục trặc nào khó giải quyết nhất?


Câu hỏi gợi ‎ý


– Vì những trục trặc này chắc lợi nhuận của công ty sẽ bị ảnh hưởng?
– Vì lợi nhuận giảm, anh/chị có buộc phải giảm bớt tiền thưởng hoặc quyết định tăng lương cho nhân viên không?

– Điều này chắc làm các nhân viên không được hài lòng?

– Trong trường hợp như thế, liệu họ có bỏ đi tìm việc khác không?


Câu hỏi định hướng


– Nếu mua thiết bị này thì có giúp ích được gì cho anh/chị không?
– Tại sao điều này lại có lợi?

– Anh/chị nói gì về việc tăng chất lượng sản phẩm/dịch vụ?

– Có bõ công không, nếu các sự cố ít đi và chi phí cho lĩnh vực này sẽ giảm tới 10%?

– Sếp của anh/chị có thể quan tâm đến điều gì ở những thiết bị mới?



Bán Hàng và Nghệ Thuật Đặt Câu Hỏi

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

© 2013 | The Nguyen Education | - info@thenguyen.edu.vn
Địa chỉ: xxx