Trang chủ | Giới thiệu | Liên hệ"Thu nhập thụ động"
Trang chủ | Bài viết | Liên hệ

Kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết của một nhà quản lý

The Nguyen Là một nhà quản lý, hàng ngày bạn phải tiếp cận và xử lý vô vàn những vấn đề trong công việc, trong gia đình và ngoài xã hội. Có bao giờ bạn thấy mệt mỏi và bị stress vì cứ phải gặp những vấn đề lặp đi lặp lại, từ những vụ việc đơn giản đến phức tạp? Nếu bạn đã và đang trong hoàn cảnh vừa nêu, thì đã đến lúc bạn phải nhìn lại mình và hãy trang bị cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết của một nhà quản lý.


kỹ năng sử lý vấn đề


Trong thời buổi hội nhập kinh tế hiện nay, thị trường không ngừng thay đổi, tạo ra một áp lực cho nhà quản lý phải đối phó với các vấn đề muôn hình vạn trạng và thường là trong tình thế khẩn trương. Chính tình thế khẩn trương này làm cho nhà quản lý nhiều khi đưa ra những quyết định thiếu sáng suốt có khi lại là những sai lầm nghiêm trọng.


Điều này không những ảnh hưởng lớn đến quá trình kinh doanh mà còn kéo theo sự lo lắng, hoài nghi của nhiều người khác, thậm chí làm nảy sinh hàng loạt vấn đề khác mà hậu quả của nó thì khó ai có thể lường trước được.

Nhằm giúp nhà quản lý tháo gỡ vướng mắc này, chúng tôi xin chia sẻ 6 giai đoạn căn bản trong việc giải quyết vấn đề dưới đây.


1. Nhận ra vấn đề:

Trước khi bạn cố tìm hướng giải quyết vấn đề, bạn nên xem xét kỹ đó có thật sự là vấn đề đúng nghĩa hay không, bằng cách tự hỏi: chuyện gì sẽ xảy ra nếu…?, giả sử như việc này không thực hiện được thì…?, Bạn không nên lãng phí thời gian và sức lực vào giải quyết nếu nó có khả năng tự biến mất hoặc không quan trọng.


 


2. Xác định chủ sở hữu của vấn đề:

Không phải tất cả các vấn đề có ảnh hưởng đến bạn đều do bạn tạo ra hoặc bắt buộc bạn phải giải quyết. Nếu bạn không có quyền hạn hay năng lực để giải quyết nó, cách tốt nhất là chuyển vấn đề đó sang cho người nào có khả năng giải quyết. Có một câu nói nửa đùa nửa thật nhưng cũng đáng để bạn lưu ý: “Nhiệt tình cộng với thiếu hiểu biết đôi khi thành phá hoại”.


3. Hiểu vấn đề:

Chưa hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề sẽ dễ dẫn đến cách giải quyết sai lệch, hoặc vấn đề cứ lặp đi lặp lại. Nếu nói theo ngôn ngữ của y khoa, việc “bắt không đúng bệnh” thì chỉ trị triệu chứng, chứ không trị được bệnh, đôi khi “tiền mất, tật mang”. Bạn nên dành thời gian để lấy những thông tin cần thiết liên quan vấn đề cần giải quyết, theo gợi ý sau: Mô tả ngắn gọn vấn đề; nó đã gây ra ảnh hưởng gì?, vấn đề xảy ra ở đâu?, lần đầu tiên nó được phát hiện ra là khi nào?, Có gì đặc biệt hay khác biệt trong vấn đề này không?


4. Chọn giải pháp:

Sau khi đã tìm hiểu được cội rễ của vấn đề, nhà quản lý sẽ đưa ra được rất nhiều giải pháp để lựa chọn. Yếu tố sáng tạo sẽ giúp nhà quản lý tìm được giải pháp đôi khi hơn cả mong đợi. Cần lưu ý là một giải pháp tối ưu phải đáp ứng được ba yếu tố: có tác dụng khắc phục giải quyết vấn đề dài lâu, có tính khả thi, và có tính hiệu quả .


5. Thực thi giải pháp:

Khi bạn tin rằng mình đã hiểu được vấn đề và biết cách giải quyết nó, bạn có thể bắt tay vào hành động. Để đảm bảo các giải pháp được ứng dụng hiệu quả, nhà quản lý cần phải xác định ai là người có liên quan, ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện giải pháp, thời gian để thực hiện là bao lâu, những nguồn lực sẵn có nào có thể hỗ trợ trong việc giải quyết vấn đề đó…


6. Đánh giá:

Sau khi đã đưa vào thực hiện một giải pháp, bạn cần kiểm tra xem cách giải quyết đó có tốt không và có đưa tới những ảnh hưởng không mong đợi nào không. Những bài học rút ra được ở khâu đánh giá này sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều “calori chất xám” và nguồn lực ở những vấn đề khác lần sau.


Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi rườm rà nếu làm theo các bước trên “vạn sự khởi đầu nan, gian nan chớ có nản”. Lần đầu tiên áp dụng một kỹ năng mới bao giờ cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm của bạn. Nếu bạn thường xuyên rèn luyện, thì dần dần kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ trở thành phản xạ vô điều kiện.


Và đừng quên hướng dẫn cho nhân viên của bạn về kỹ năng này, vì họ chính là cánh tay phải giải quyết vấn đề khi bạn vắng mặt đấy!


 



Kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết của một nhà quản lý

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

Viết cho ngày Cá tháng Tư: Lời nói dối ngọt ngào

Cẩm nang tình yêu – Điều quý giá nhất trong cuộc sống là sự chân thật. Nhưng có nhiều lúc, lời nói dối lại trở nên đáng yêu khi mang đến sự ngọt ngào, động lực và niềm tin cho những người ta yêu thương.



Hằng ngày, trong cuộc sống đời thường, chúng ta thường nghe những lời nói dối chứa đựng bao tình yêu thương sâu sắc, khiến đối phương rung động, để rồi, nhờ thế mà mọi người cảm nhận được tình cảm dành cho nhau.


Đó là câu: “Mẹ no rồi” khi muốn nhường lại cho đứa con bé bỏng bữa ăn ít ỏi, là câu: “Mẹ vẫn khỏe”, dù mệt mỏi, suy kiệt, cũng không muốn con mình lo lắng khi đang phải đối mặt với thử thách quan trọng của cuộc đời.


Người luôn bao dung, che giấu thiếu thốn, nỗi buồn trong cuộc sống, đau đớn bệnh tật của bản thân để tạo cho con cái cảm giác an lòng, không ưu phiền và sự no đủ, sung túc.


Là nụ cười và câu nói: “Món ăn ngon lắm” của người ấy khi “thưởng thức” bữa cơm ta nấu, mặc dù sản phẩm đã gần như cháy đen, mùi vị dở tệ, đến chính mình cũng thấy khó nuốt.


Viết cho ngày Cá tháng Tư: Lời nói dối ngọt ngào


Dẫu biết rằng chỉ là lời “nịnh”, không phải thật nhưng lòng ta vẫn cảm thấy quá đỗi ngọt ngào. Bởi ta hiểu, lời nói dối ấy không chỉ là sự động viên, mà còn bao hàm cả tình yêu dịu dàng, sự trân trọng công sức ta đã gửi gắm vào từng món ăn dày công chăm chút.

Hay lời khen đẹp cho chiếc khăn len ta dành cho người ấy vào mùa đông, từng mũi đan còn chưa thuần thục, nhưng sự ấm áp thì không ngừng lan tỏa trong ánh mắt sáng ngời.


Đó là sự che giấu của bạn bè, khi kéo ta đến buổi lễ chúc mừng sinh nhật mà ngay bản thân cũng không ngờ tới. Ngay khoảnh khắc ấy, niềm vui vỡ òa cùng bao giọt nước mắt cảm động, chứa chan.


Đó còn là nét ngại ngùng toát lên từ hai má ửng hồng rạng rỡ của cô gái đang giận dỗi người yêu khi nghe được lời nói: “Em là người con gái xinh đẹp, hoàn hảo nhất đối với anh”.


Mỗi câu từ như mang đến chút men say ngây ngất, xóa bỏ bao ghen tuông, hờn dỗi và thắp lên trong lòng người con gái hương vị ngọt ngào của tình yêu.


Sự chân thật ẩn trong những lời nói dối cố tình, là những rung động trong tận sâu tâm hồn mà chỉ những người thực sự yêu nhau mới có thể thấu hiểu.


 


Và không chỉ ngọt ngào, lời nói dối thiện ý còn giúp ta có thêm nghị lực để vượt qua khó khăn, trở ngại trong cuộc sống…


 


Là lời nói dịu dàng khi con thất bại, đang mất niềm tin vào bản thân mình: “Con của bố mẹ tài giỏi. Bố mẹ tin vào khả năng của con!”, đã giúp cho ta có thêm động lực để cố gắng, nỗ lực hết mình và sống hoàn thiện hơn.


Nhận ra được nỗi buồn cất giấu trong đôi mắt trầm tư nhưng con cảm ơn vì trong lúc chới với, Người đã không thể hiện sự thất vọng khiến con mủi lòng.


Đó là khi ta phải che giấu bệnh tật nguy kịch cho người thân đang trong cơn tuyệt vọng, rằng: “Không có gì nghiêm trọng” để có động lực, niềm tin và sự lạc quan hơn vào sức khỏe, vào cuộc đời này.


Cuộc sống này, cần biết bao những lời nói dối xóa đi mặc cảm, làm vơi đi những lo lắng mà không gây hại cho người khác. Nói dối để động viên nhau vượt lên trong những giờ phút khó khăn, mang lại niềm vui, hạnh phúc, cất đi bao gánh nặng trong trái tim cho những người ta yêu quý, để làm cho cuộc sống trở nên muôn màu, muôn vẻ, đáng yêu hơn.


Không thể thiếu những lời nói dối chân thành, thiện ý đúng thời điểm, nhưng đừng lạm dụng, nếu không sẽ khiến cho lời nói không những giảm đi trọng lượng, mà còn  làm mất đi niềm tin của đối phương.


Hoàng Dung




Viết cho ngày Cá tháng Tư: Lời nói dối ngọt ngào

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

[Cảm nang tình yêu] Có thật sự “chỉ là bạn”?

Cẩm nang tình yêu – Khi người ấy nói rằng: “Có lẽ chúng ta chỉ nên là bạn”, chúng ta sẽ rất hụt hẫng và tưởng như mọi hi vọng đều khép lại. Nhưng có thật sự là thế không?



Thường thì câu nói ấy nếu được thốt lên từ con gái thì sẽ mang một “hàm ý” nào đó tùy vào hoàn cảnh. Và con trai vẫn có quyền trông chờ…


Khi con trai nói: “Chúng ta chỉ nên là bạn”, có thể thật sự chàng chỉ muốn là bạn và không có ý gì khác. Nhưng con gái ngược lại. Họ suy nghĩ rất phức tạp và muốn con trai phải “tự hiểu” những gì họ không nói ra. Sau đây là những “thông điệp thật sự” mà con gái muốn gửi gắm.


“Chỉ là bạn” – vì chưa đúng lúc để yêu nhau


Khi con gái có chút ít tình cảm với đối phương, và được tỏ tình, nàng sẽ không đồng ý vội. Nàng sợ rằng bản thân chưa đủ bản lĩnh để có thể gắn bó lâu dài với duy nhất một người. Nàng cần thời gian để chuẩn bị và cần một chút lắng đọng để xét lại cảm xúc của mình.


 


Nếu bạn nóng vội và mong “đốt cháy giai đoạn”, tất nhiên bạn thất bại. Nhưng một chàng trai biết kiên nhẫn, đợi chờ, và chấp nhận “chỉ nên là bạn”, thì có thể chàng ấy có được một vị trí đặc biệt trong tim con gái. Các nàng luôn rất trân trọng những mối quan hệ đặc biệt, lững lờ giữa bạn và yêu, vì khi ấy là giai đoạn mà con gái cảm thấy thổn thức, hạnh phúc nhất.


 


“Nếu mình im lặng trước lời tỏ tình, hoặc không đả động gì tới điều đó, tức là mình hoàn toàn không có cảm tình với anh chàng này. Nhưng khi mình nói nhẹ nhàng và giải thích rằng “chúng ta cứ là bạn đã”, tức là mình đã cho cậu ấy một cơ hội mở”, Thúy Anh (sinh viên năm 1 ĐH Luật) chia sẻ.




 Có thật sự “chỉ là bạn”?

Dừng một thời gian


 


Sẽ đến một lúc nào đó, bỗng dưng cô gái thốt lên rằng: “Mình xin lỗi, có lẽ chúng ta chỉ là bạn”, trong khi trước đó cả hai đang là “một nửa” của nhau, hoặc là một “điều gì đó” vô cùng đặc biệt trong đời nhau. Câu nói ấy vô tình tạo nên một giới hạn, một lằn ranh nào đó.


 


“Nhưng, điều mà mình muốn gửi gắm đến người ta, đơn giản vì mình cảm thấy ở giai đoạn ấy mình không chu toàn cho chuyện tình cảm được. Mình cần phải dừng lại một thời gian để thay đổi, để hoàn thiện, hay đơn giản là để “làm mới” lại một mối quan hệ đang có chiều hướng cũ kĩ và tẻ nhạt.


 


Câu nói ấy cũng có thể làm “cảnh tỉnh” người ấy và khiến mình phải nhìn lại một cách thấu đáo hơn. Nguyên do cũng bắt nguồn từ việc mình chán yêu, và muốn “thử là bạn” xem có thay đổi được điều gì không”, Bảo Trân (lớp 12 trường THPT Phú Nhuận) chia sẻ.


 


Đang có một ít “sóng gió ngầm”


 Khi các nàng có nhiều mối quan hệ phức tạp đan xen, nàng chỉ muốn “tất cả là bạn”. Đơn giản vì, họ cảm thấy họ không thể gắn bó với bất kì ai vào lúc họ đang dính vào những rắc rối. Nếu cả 3 chàng cùng thích 1 nàng, và nàng đó cũng có thích 1 trong những người ấy, thì nàng vẫn “chỉ là bạn” với cả 3.


 


Vì thế, khi bạn bị một cô nàng nào bảo rằng: “Chúng ta chỉ nên là bạn”, đừng cho rằng bạn đã thất bại nhé. Nàng đang gặp một vài khó khăn nào đó chưa giải quyết được. Nàng chẳng bao giờ than phiền hay để lộ điều đó ra ngoài đâu.


 


Nếu bạn cứ xuất hiện trước mặt nàng, thì nàng sẽ khó chịu, bởi vì nàng còn rất nhiều việc phải lo, trong khi điều bạn lo chỉ đơn giản là việc cô ấy có đáp lại tình cảm với bạn hay không


 


Bạn bè vẫn có quyền quan tâm nhau


 


Con gái quan niệm: chuyện tình cảm rất mong manh dễ vỡ, khi chưa muốn ràng buộc thì tốt nhất nên là bạn để giữ được tình bạn tốt đẹp. Và cũng bởi vì, là bạn bè vẫn có quyền quan tâm, hỏi han nhau, nên câu nói đó không hẳn là một lời từ chối, mà là một khởi đầu thuận lợi để tình cảm được nuôi dưỡng, duy trì.


 


“Mình muốn cả hai vẫn giữa một tình bạn tốt, có quyền bày tỏ rằng đang quan tâm nhau, nhớ nhau… Đã quen việc là bạn thân, nếu chuyển sang một bước khác, liệu có bền? Đôi khi mình ích kỉ, chỉ muốn người ta quan tâm đến mình và mãi như thế.


 


Tình yêu vội vã sẽ không lâu dài, nhưng tình bạn lâu dài thì rất đáng trân trọng. Nếu là mình, mình sẽ nói rằng: “Chúng ta chỉ nên là bạn, và quan tâm tới nhau mỗi ngày được không?”. Như thế thôi cũng đã rất hạnh phúc rồi. Mình sợ, khi mình nhận lời ngay, thì tình bạn sẽ tan biến mất, mà rồi tình yêu cũng thế mà nhạt dần”, Thảo Nguyên (lớp 12 trường THPT GV) chia sẻ.


 


Tổng hợp bởi The Nguyen


Theo Mực Tím




[Cảm nang tình yêu] Có thật sự “chỉ là bạn”?

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

Nghệ thuật ra quyết định

The Nguyen Đưa ra những quyết định tốt, được mọi người ủng hộ và thực thi là cả một nghệ thuật mà tất cả các nhà lãnh đạo đều phải học. Điều này lại càng có ý nghĩa quan trọng đối với một doanh nhân trong giải quyết các vấn đề hàng ngày.


Giải quyết vấn để


Sẽ không có một câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi trên. Chính vì vậy mà việc ra những quyết định tốt là cả một nghệ thuật. Tùy theo tình huống mà việc ra quyết định có thể dựa trên sự độc đoán hay trên sự đồng thuận của tất cả mọi người. Lúc nào cũng dựa trên sự độc đoán hay luôn bao biện là một cách ra quyết định cực đoan và nguy hiểm. Những người ra quyết định giỏi nhất là những người linh hoạt. Họ biết khi nào phải độc đoán, khi nào phải đi tìm tiếng nói chung của mọi người trong tổ chức và khi nào nên ở giũa hai cực này.


Khi mới khởi nghiệp, bạn thường chỉ có một mình và phải tự quán xuyến mọi việc của doanh nghiệp. Khi đó, bạn sẽ chịu trách nhiệm về mọi quyết định của mình, cả về mặt chiến lược lẫn chiến thuật.


Nhưng khi doanh nghiệp phát triển, để vận hành nó, bạn cần phải có sự hợp sức của nhiều người khác. Lúc này, bạn đã cân nhắc đến ý kiến của người khác khi ra quyết định hay chưa? Và bạn có nên làm điều này hay không?


Để làm được điều trên, bạn có thể bắt đầu bằng việc tìm hiểu cách ra quyết định của cá nhân mình. Hãy tự hỏi rằng khi phải ra một quyết định, bạn sẽ có xu hướng dựa vào bản thân là chính hay đi tìm tiếng nói chung của mọi người? Bạn có chọn một giải pháp trung hòa là tham khảo ý kiến của những người khác, nhưng sẽ tự mình ra quyết định cuối cùng không? Thông thường, nhà quản lý ra một quyết định theo một trong 5 phong cách dưới đây:


1. Thực hiện vai trò của một giám đốc

Đây là cách ra quyết định độc đoán nhất. Người ra quyết định cho rằng anh ta hiểu biết hết một vấn đề và tin rằng mình hoàn toàn có khả năng ra mọi quyết định một mình.


2. Đi tìm thực tế

Đây cũng là một cách ra quyết định độc đoán. Người lãnh đạo không chia sẻ vấn đề với người khác hay đi tìm lời khuyên từ người khác mà tự mình đi tìm những thông tin cần thiết cho việc ra quyết định.


3. Điều tra

Đây là cách ra quyết định ít độc đoán hơn. Người lãnh đạo tham khảo ý kiến của những người khác đẻ ra quyết định, nhưng anh ta cũng sẽ ra quyết định một mình.


4. Đi tìm thỏa hiệp

Nhà quản lý chia sẻ vấn đề với những người khác, cân nhắc kỹ những ý kiến đóng góp của họ và dựa trên đó để đưa ra quyết định cuối cùng.


5. Dựa vào tập thể

Nhà quản lý chỉ ra quyết định trên cơ sở đạt được sự đồng thuận của tất cả mọi người.

Sau khi đã hiểu được phong cách ra quyết định của chính mình, bạn có thể cân nhắc xem có nên linh hoạt theo từng tình huống thực tế hay không. Muốn biết có nên thay đổi cách ra quyết định chính của mình trong mỗi tình huống, bạn hãy tự hỏi và trả lời những câu hỏi sau:


1- Tôi đã thật sự hiểu biết rõ vấn đề cần giải quyết chưa?

2- Tôi đã có đủ những thông tin cần thiết để ra quyết định chưa? Nếu chưa, tôi có biết tìm những thông tin đó ở đâu không?

3- Để thực hiện quyết định, tôi cần sự hỗ trợ của người khác ở mức độ nào?


Càng hiểu biết vấn đề và càng có nhiều thông tin, bạn càng có nhiều khả năng ra những quyết định độc đoán. Trong trường hợp ngược lại, bạn phải ra một quyết định có cân nhắc đền ý kiến của người khác. Khi cần nhiều sự hỗ trợ của những người khác trong quá trình thực hiện quyết định thì bạn cũng không thế tự mình ra quyết định được.


Đôi khi thời gian không cho phép bạn chọn lựa cách ra quyết định như nói trên. Đó là khi bạn gặp phải nhưng tình huống khẩn cấp. Khi đó, bạn phải tự mình ra những quyết định nhanh, không cần tham khảo ý kiến của người khác.


Vì vậy, nên nhớ một nguyên tắc quan trọng sau: Để các quyết định được mọi người tôn trọng và tuân theo, cần phải công khai quá trình ra quyết định. Khi làm cho mọi người hiểu được tính hợp lý trong việc ra quyết định của bạn, bạn sẽ xây dựng được lòng tin nơi họ. Tính minh bạch trong quá trình ra quyết định sẽ tạo ra sự hiểu biết, thông cảm của mọi người trong tổ chức và họ sẽ dễ dàng tuân theo quyết định ngay cả khi họ không hoàn toàn đồng tình với nó.



Nghệ thuật ra quyết định

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

10 cách giải quyết xung đột

The Nguyen - 10 cách giải quyết xung đột


1. Đừng quên “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Ai cũng có phần lỗi, chứ không phải 100% là lỗi của người khác. Hãy nhận lỗi mình và giải thích cảm giác của bạn đối với hành động của người khác để khả dĩ hiểu nhau hơn.


cách giải quyết xung đột


2. Hãy tỏ ra trưởng thành về tâm lý. Đừng cằn nhằn, nói dai và cố chấp. Đừng hung dữ, áp chế hoặc làm mất mặt người khác. Chưa đánh được người thì mặt đỏ như vang, đánh được người rồi thì mặt vàng như nghệ. Càng đè bẹp người khác, bạn càng làm yếu vị thế của mình.


3. Đừng cố giành phần thắng. Nếu là vợ chồng thì càng phải tâm niệm: “Một câu nhịn, chín câu lành”. Vợ chồng tuy hai mà một, không có chuyện thắng hay thua.


4. Cố gắng hiểu quan điểm của người khác. Đặt mình vào vị trí của người khác và chứng tỏ mình đang nỗ lực cảm thông với họ.


5. Không nhắc lại chuyện cũ, chỉ giải quyết xung đột hiện tại. Tìm dịp để thảo luận về những lời trách cứ của họ.


6. Lắng nghe người khác, đừng nói át người khác. Cho người khác cơ hội nói rõ quan điểm của mình, đừng cố chấp!


7. Giải quyết xong thì đừng nhắc lại hoặc đay nghiến nhau. Cố gắng bình tĩnh, mọi chuyện rồi sẽ qua.


8. Nói rõ ràng, không vòng vo. “Tâm phẫn xí, tắc bất đắc kỳ chính”, vì vậy mà nên giữ cho lòng không thiên tư tây vị.


9. Đừng giận cá chém thớt. Chuyện nào ra chuyện đó, đừng chuyện nọ xọ chuyện kia.


10. Cố gắng cười. Khôi hài có thể làm dịu mọi tình huống. Càng thoải mái thì cuộc sống càng dễ



10 cách giải quyết xung đột

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

5 phương pháp xử lý xung đột

The Nguyen Xung đột là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác.


giải quyết sung đột


Xung đột có thể mang đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản chất và cường độ của xung đột, và vào cách giải quyết xung đột. Nếu được giải quyết tốt, xung đột sẽ đem lại các điểm tích cực như:


* Nâng cao sự hiểu biết và sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm


* Nâng cao khả năng phối hợp nhóm thông qua việc thảo luận, thương thảo khi giải quyết mâu thuẫn

* Nâng cao hiểu biết của từng thành viên về các mục tiêu của mình, biết được đâu là những mục tiêu quan trọng nhất


Ngược lại, xung đột không được xử lý tốt sẽ gây ra sức tàn phá lớn: mâu thuẫn trong công việc dễ dàng chuyển thành mâu thuẫn cá nhân, tinh thần làm việc nhóm tan rã, tài nguyên bị lãng phí..v..v


Các nguyên nhân phổ biến gây ra xung đột:

– Mục tiêu không thống nhất

– Chênh lệch về nguồn lực

– Có sự cản trở từ người khác

– Căng thẳng / áp lực tâm lý từ nhiều người

– Sự mơ hồ về phạm vi quyền hạn

– Giao tiếp bị sai lệch


Tại sao phải giải quyết xung đột ?

• Xung đột là một hiện tượng tự nhiên không thể tránh khỏi trong môi trường làm việc, và không tự mất đi

• Nếu được giải quyết tốt, xung đột có thể đem lại lợi ích cho tổ chức

• Nếu giải quyết không tốt, xung đột nhỏ sẽ gây ra xung đột to lớn hơn và cuối cùng sẽ phá vỡ ổ chức


4.1. Phương pháp cạnh tranh


Đây là phương pháp giải quyết xung đột bằng cách sử dụng “ảnh hưởng” của mình. Ảnh hưởng này có từ vị trí, cấp bậc, chuyên môn, hoặc khả năng thuyết phục.


Áp dụng khi :

• Vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng

• Người quyết định biết chắc mình đúng

• Vấn đề nảy sinh đột không phải lâu dài và định kì


4.2. Phương pháp hợp tác


Là việc giải quyết xung đột bằng cách thỏa mãn tất cả mọi người có liên quan.


Áp dụng khi :


* Vấn đề là rất quan trọng, và có đủ thời gian để tập hợp quan điểm, thông tin từ nhiều phía để có phương pháp xử lý hoàn hảo nhất

* Trong nhóm đã tồn tại mâu thuẫn từ trước

* Cần tạo dựng mối quan hệ lâu dài giữa các bên


4.3. Phương pháp lẩn tránh


Là cách giải quyết xung đột bằng cách phó mặc cho đối phương định đoạt, hoặc người thứ 3 định đoạt. Những người dùng phương pháp này không tham gia vào tranh luận để đòi quyền lợi. Dù cho kết quả thế nào họ cũng không có ý kiến, và thường tích tụ lại sự không hài lòng của mình.


Áp dụng khi :

• Vấn đề không quan trọng

• Vấn đề không liên quan đến quyền lợi của mình

• Hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại

• Người thứ 3 có thể giải quyết vấn đề tốt hơn


4.4. Phương pháp nhượng bộ


Là phương pháp xử lý xung động bằng cách sẵn sàng hy sinh quyền lợi của mình, mà không đòi hỏi hành động tương tự từ bên kia.


Áp dụng khi :

* Giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp là ưu tiên hàng đầu

* Cảm thấy vấn đề là quan trọng với người khác hơn với mình (thấy không tự tin để đòi quyền lợi cho minh)


Sự khác nhau cơ bản giữa phương pháp “nhượng bộ” và “lẩn tránh” là ở mối quan tâmvề đối phương và xung đột. Phương pháp nhượng bộ bắt nguồn từ sự quan tâm, trong khi phương pháp lẩn tránh bắt nguồn từ sự thờ ơ của cá nhân với đối phương lẫn xung đột.


4.5. Phương pháp thỏa hiệp


Đây là tình huống mà trong đó mỗi bên chịu nhường một bước để đi đến giải pháp mà trong đó tất cả các bên đều cảm thấy thoải mái nhất.


Áp dụng khi :


* Vấn đề tương đối quan trọng, trong khi haibênđều khăng khăng giữ mục tiêu của mình, trong khi thời gian đang cạn dần

* Hậu quả của việc không giải quyết xung đột là nghiêm trọng hơn sự nhượng bộ của cả 2 bên


4.6. Nguyên tắc chung khi giải quyết xung đột


• Nênbắt đầu bằng phương pháp hợp tác

• Không thể sử dụng tất cả các phương pháp

• Ápdụng các phương pháp theo hoàn cảnh



5 phương pháp xử lý xung đột

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

6 bí quyết để nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề

The Nguyen Hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề từ đơn giản như mặc đồ gì phù hợp với cuộc hội thảo hoặc phức tạp hơn như khắc phục một dự án đang “giậm chân tại chỗ”. Nếu có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, cuộc sống sẽ đơn giản hơn.


giải quyết vấn đề hiệu quả


Sau đây là những gợi ý giúp bạn nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề:


Cởi mở

Hãy cố thử tất cả các giải pháp có thể để giải quyết vấn đề, thậm chí chúng có vẻ kỳ quặc. Điều quan trọng là bạn phải duy trì sự cởi mở để tăng khả năng suy nghĩ sáng tạo, từ đó tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất. Dù bạn hành động thế nào cũng đừng ngại ngùng cho rằng chúng là giải pháp ngu ngốc, không có ý tưởng nào là ý tưởng tồi tệ. Thực tế cho thấy rất nhiều hướng giải quyết, thành công xuất đôi khi xuất phát từ những ý tưởng điên rồ.



Tập trung vào giải pháp

Các nhà thần kinh học đã chứng tỏ rằng não bạn không thể tìm ra giải pháp nếu bạn chỉ tập trung vào vấn đề. Chỉ nhấn mạnh vào ai là người có lỗi, hậu quả sẽ ra sao có thể gia tăng những cảm xúc tiêu cực trong não, từ đó hạn chế tư duy các biện pháp giải quyết tiềm năng. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nên phớt lờ vấn đề mà hãy cố gắng bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề một cách sáng suốt, sau đó suy nghĩ các biện pháp khả thi.


Nhìn nhận vấn đề một cách trung lập

Đừng coi vấn đề bạn đang mắc phải như một chướng ngại vật không thể vượt qua. Hãy nghĩ đơn giản rằng có một yếu tố hay điều gì đó không hoạt động hiệu quả và bạn cần tìm một cách làm khác. Sau đó, hãy thử tiếp cận vấn đề một cách trung lập mà không so đo quá nhiều. Đừng vì ý kiến đa chiều của những người xung quanh mà dao động. Hãy lắng nghe góp ý của họ, phân tích vấn đề kỹ lưỡng và làm theo bản năng của mình.


Lật ngược vấn đề

Đôi khi quá quen thuộc với những phương pháp, những cách giải quyết thường làm mà bạn bỏ qua nhiều biện pháp khả thi khác. Vì thế, bạn nên cố gắng thay đổi cách tiếp cận và nhìn nhận mọi thứ theo cách mới bằng cách lật ngược lại vấn đề, tìm ra giải pháp khác so với những gì bạn từng làm. Thậm chí, cách giải quyết của bạn có vẻ ngốc nghếch nhưng với cách tiếp cận mới, độc đáo sẽ kích thích bạn nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều, sáng tạo hơn. Hơn nữa, khi có nhiều sự lựa chọn, bạn sẽ biết đâu là cách giải quyết tốt nhất.


Sử dụng ngôn từ tích cực

Hãy dẫn dắt suy nghĩ tích cực của bạn với những cụm từ như “Sẽ ra sao nếu như…” và “tưởng tượng rằng…”. Những cụm từ này mở rộng não bộ suy nghĩ theo hướng sáng tạo và khuyến khích giải pháp. Tránh và hạn chế những ngôn từ tiêu cực như “Tôi không nghĩ rằng…” hay “Điều này không đúng…”


Đơn giản hóa mọi việc

Chúng ta thường có xu hướng làm cho mọi thứ phức tạp hơn cần thiết. Hãy cố gắng đơn giản hóa vấn đề bằng cách nhìn vào bức tranh toàn cảnh và loại bỏ những chi tiết vụn vặn. Tìm kiếm giải pháp đơn giản, rõ ràng và bạn có thể ngạc nhiên trước kết quả đạt được.



6 bí quyết để nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

Phương pháp giải quyết vấn đế sáng tạo

The Nguyen - Kỹ năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nó giúp bạn nhìn nhận, phân tích, đánh giá để đưa ra một chọn lựa và xác định giải pháp nào là tốt nhất. Thế nhưng, để đạt được thành công trong cuộc sống, bạn cần có tư duy sáng tạo để giải quyết vấn đề nhanh gọn và hiệu quả nhất.


Để giải quyết được vấn đề thấu đáo, trước tiên, bạn phải tìm hiểu xem, vấn đề ở đây là gì. Hãy mô tả vấn đề đó thật cụ thể để mọi người có thể hiểu và đóng góp các giải pháp sáng tạo cho bạn. Bài viết chia sẻ một giải pháp sáng tạo với kỹ thuật đơn giản: đó là mô tả lại các vấn đề.


Markman, nhà tâm lý học nhận thức và tác giả cuốn “Tư duy thông minh” cho rằng: “Toàn bộ ý tưởng đằng sau việc giải quyết vấn đề sáng tạo là bạn giả định, bạn biết cái gì đó sẽ giúp giải quyết vấn đề này, nhưng bạn không nghĩ về nó ngay bây giờ. Nói một cách khác, bộ nhớ của bạn không thể lấy các thông tin bạn cần.”


Thay đổi cách mô tả vấn đề giúp bạn nhận ra, bạn đang ở trong một tình huống khác nhau, và cho phép bạn nhớ lại và thu thập thông tin từ bộ nhớ dễ dàng hơn. “Khi bạn cố gắng mô tả vấn đề ở những khía cạnh khác nhau, điều đó có nghĩa là bạn đang rà soát lại các thông tin liên quan tới vấn đề đó.”


giải quyết vấn đề sáng tạo


Hãy tự hỏi mình hai câu hỏi: 1. Vấn đề thuộc loại nào?


Hầu hết thời gian, chúng tôi gặp khó khăn khi mô tả vấn đề bởi vì chúng tôi tập trung phạm vi quá hẹp. Khi bạn suy nghĩ thật cụ thể về vấn đề đó, bạn đang giới hạn bộ nhớ và bóp nghẹt sự sáng tạo. Thay vào đó, bạn hãy suy nghĩ trừu tượng hơn và tìm được đúng bản chất của vấn đề.


2. Những ai đã từng đối mặt với vấn đề kiểu này?


Khi bạn nghĩ về vấn đề của bạn trừu tượng, bạn nhận ra rằng những người khác đã giải quyết được cùng một loại vấn đề theo những cách hoàn toàn khác nhau. Một trong những giải pháp của họ có thể phù hợp với tình huống của bạn. “Khi bạn bắt đầu nhận ra rằng vấn đề bạn đang gặp phải đã được giải quyết tốt hơn nhờ người ở các khu vực khác, bạn có thể xem xét các giải pháp mà họ đã đưa ra để giúp bạn giải quyết vấn đề của riêng bạn,” Markman nói.


Bạn không phải áp dụng một trong những giải pháp của họ một cách chính xác, nhưng bạn hãy giải phóng bộ nhớ của bạn để lấy thêm thông tin, làm cho nó khó tiếp cận và lấy thông tin. Điều này buộc bạn phải động não suy nghĩ.


Bằng cách mô tả lại vấn đề, bạn có rất nhiều khả năng tìm thấy nguồn cảm hứng cho một sự đổi mới thực sự sáng tạo.Hãy áp dụng nó bắt đầu từ những vấn đề đơn giản đến phức tạp.


Đừng tự giới hạn phạm vi suy nghĩ của mình để có thể suy nghĩ trừu tượng hơn để phát hiện ra những giải pháp thú vị và hay hơn. Đồng thời, bạn hãy giải phóng bộ nhớ của bạn, thoát khỏi những thông tin đã quá cũ kỹ, không được cập nhật thường xuyên. Tham khảo cách thức giải quyết vấn đề của những người khác cũng là cách để học hỏi và phát huy tính sáng tạo của bạn hơn nữa!



Phương pháp giải quyết vấn đế sáng tạo

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

© 2013 | The Nguyen Education | - info@thenguyen.edu.vn
Địa chỉ: xxx