Trang chủ | Giới thiệu | Liên hệ"Thu nhập thụ động"
Trang chủ | Bài viết | Liên hệ

Nhữn điều nên tránh khi đi du lịch Nhật Bản - "Những cái bẩy đốt tiền"

Cẩm nang du lịch - Việc không biết nhiều về nền văn hóa Nhật Bản cũng như những “bẫy” du lịch dễ khiến cho chuyến đi đến “đất nước mặt trời mọc” của bạn trở nên bớt hấp dẫn. Dưới đây là những điều bạn nên tránh khi đến du lịch ở Nhật.


1. Đừng chơi pachinko


Pachinko là tên gọi của một trong những loại hình trò chơi cờ bạc hợp pháp ở Nhật Bản. Tuy nhiên bạn đừng hy vọng nơi đây sẽ có vẻ hấp dẫn như những sòng bài ở Las Vegas.


Đừng chơi pachinko khi đi du lịch Nhật Bản


Thực tế, những nơi để chơi Pachinki rất đông đúc, chật chội và đầy khói thuốc. Ngoài ra đây là một trò chơi cũng không hề dễ dàng, bạn sẽ nhanh chóng phải tiêu đến đồng tiền cuối cùng thì may ra mới được một lần thắng. Thay vì chơi pachinko bạn có thể giải khuây khi ở Nhật Bản bằng cách đi hát Karaoke.


2. Đừng leo núi Phú Sĩ khi thấy đã có một đoàn người xếp hàng phía trước


Đừng leo núi Phú Sĩ khi thấy đã có một đoàn người xếp hàng phía trước


Phú Sĩ là điểm đến của rất nhiều khách nước ngoài khi đến Nhật Bản, cũng nhu là nơi lý tưởng cho những người dân ở đất nước này đi leo núi. Tuy nhiên ngọn núi này đặc biệt đông vào tầm tháng 8, vì vậy hãy tạm dừng chuyến tham quan Phú Sĩ nếu không muốn phải đứng trong một hàng dài từ sáng tới chiều mà vẫn chưa lên đến đỉnh núi.


3. Đừng uống rượu ở quán bar sang trọng


Lý do duy nhất đó là giá đồ uống ở đây khá đắt đỏ, bạn có thể sẽ phải tiêu tốn đến 40USD cho một chút hoa quả tươi và vài lát Phomat.


Đừng uống rượu ở quán bar sang trọng


Thay vào đó hãy thưởng ngoạn phong cảnh thành phố ở những triển lãm hay các quán café trên đồi Roppongi.


4. Đừng trả tiền để được mặc như một Geisha


Đây là một dịch vụ thường thấy mà các chủ nhà trọ hoặc khách sạn ở Kyoto cung cấp cho các vị khách nữ. Với khoảng 300USD, bạn sẽ được đánh phấn trắng xóa lên mặc, đội kiểu tóc theo phong cách Geisha và nhét thân hình của mình trong những bộ đồ geisha hết sức gò bó.


Đừng trả tiền để được mặc như một Geisha


Tuy nhiên, phong cách geisha thường chỉ hợp với vóc dáng nhỏ bé của người phụ nữ Nhật Bản, và phong cách trang điểm này cũng không phù hợp với đặc điểm mắt, mũi, miệng của khách nước ngoài. Vì vậy đừng tốn tiền để cố gắng trở thành geisha ít nhất một lần trong khi điều đó là hoàn toàn không thể.


5. Đừng đi quá xa để ngắm hoa anh đào


Vì có thể nơi để ngắm hoa anh đào đẹp nhất chính là nơi bạn đang đặt chân đến. Mỗi thành phố, thị xã ở Nhật Bản đều có những địa điểm tuyệt vời để bạn trải một tấm vải xuống đất và ngồi ngắm những cánh hoa anh đào bay từ từ trong gió.


Đừng đi quá xa để ngắm hoa anh đào


Hơn nữa đừng tốn thời gian để đi tìm nơi ngắm hoa anh đào tuyệt nhất vì loài chỉ nở trong một tuần và có lẽ khi bạn đến được đó, đã không còn cảnh tượng tuyệt đẹp để ngắm nữa rồi.


6. Đừng giới hạn việc tìm hiểu về chiến tranh thế giới thứ 2


Đừng giới hạn việc tìm hiểu về chiến tranh thế giới thứ 2


Khách du lịch thường chỉ tìm hiểu những dấu tích của chiến tranh thế giới thứ 2 tại những địa điểm phổ biến như bảo tàng Hòa Binh, hố bom, đài tưởng niệm… Họ quên rằng có rất nhiều nơi đặc biệt khác ghi lại dấu tích chiến tranh ở đất nước này như công viên Hòa Bình ở thành phố Nagasaki, bảo tàng Kamizake ở Chiran – nơi trưng bày hàng trăm lá thư tạm biệt của các phi công Nhật Bản gửi đến người thân của mình.


7. Đừng nhìn Nhật Bản với tư cách là một đất nước cổ điển


Có rất nhiều khách du lịch đã thất vọng khi không tìm thấy những nét cổ điển của đất nước này như họ vẫn nghĩ, họ thường muốn tìm đến một “nước Nhật xưa cũ” với những ngôi đền, những ngôi nhà cổ… Tuy nhiên có rất ít nơi trên khắp nước Nhật rộng lớn gìn giữ được những điều đó.


Đừng nhìn Nhật Bản với tư cách là một đất nước cổ điển


Nhật Bản giờ đây đã là một quốc gia phát triển, và hết sức hiện đại. Vì vậy bên cạnh việc tìm hiểu những giá trị xưa cũ của Nhật Bản hãy tận hưởng cả bầu không khí hiện đại và trẻ trung của đất nước này ngày nay.


Lưu ý: Đối với công dân Việt Nam khi đến Nhật Bản, chúng ta không nằm trong danh sách miễn thị thực Nhật Bản. Do vậy bạn cần phải xin thị thực, bạn có thể tự xin thị thực bằng cách tham khảo bài viết:



Nhữn điều nên tránh khi đi du lịch Nhật Bản - "Những cái bẩy đốt tiền"

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

Học cách giải quyết vấn đề từ người Nhật

The Nguyen Nhắc đến Nhật Bản là chúng ta nghĩ đến một đất nước cần cù, nghiêm khắc, kỷ luật trong lao động và có ý chí quật cường. Nhật là đất nước nghèo về tài nguyên nhưng lại vô cùng phát triển bởi sự cố gắng lao động của chính người dân nước này. Chất lượng và năng suất làm việc của Nhật là điều không cần bàn cãi.


cách giải quyết vấn đề


Vậy họ làm việc thế nào mà đạt được những kết quả lớn lao như vậy?


Hãy cùng đọc câu chuyện dưới đây được sưu tầm Kynang.edu.vn


Trong một buổi trao đổi về năng suất chất lượng với một công ty Nhật Bản, một chuyên gia về chất lượng đã chia sẻ với tôi một câu chuyện rất có ý nghĩa như sau:


Trong một công ty A là công ty lớn nhất của Nhật Bản về ngành mỹ phẩm bị khách hàng khiếu nại là mua phải một hộp xà bông mà bên trong không có xà bông, chỉ là 1 hộp rỗng. Công ty nọ đang vận hành hệ thống TQM. Ngay khi nhận được thông tin từ khách hàng, đội ngũ quản lý chất lượng lập tức tiến hành lập phiếu CAR, điều tra nguyên nhân và đề ra hướng khắc phục sự cố.


Chuyên gia chất lượng tại công ty A đã đề xuất mua một hệ thống X Quang để chụp toàn bộ hoạt động của dây chuyền sản xuất, tuyển 2 người giám sát hệ thống soi chiếu nhằm đảm bảo tất cả những hộp xà phòng không còn bị lỗi “không có xà phòng trong hộp” như khách hàng đã nêu.


Việc này đã thành công, khách hàng không còn phàn nàn nữa và chuyên gia quản lý chất lượng trên rất hả hê vì đã giải quyết rốt ráo vấn đề.


Tuy nhiên, tại một công ty nhỏ tại Nhật, công ty B cũng xảy ra tình trạng tương tự. Do là công ty nhỏ, không thể có năng lực tài chính để có thể mua cả 1 hệ thống X Quang cũng như không thể thuê 2 nhân viên chỉ để giám sát hệ thống X Quang nhằm tránh xảy ra lỗi trên. Vì vậy, giám đốc công ty đã tìm cách giải quyết. Cuối cùng, ông mua về 1 quạt gió công nghiệp loại lớn và cho thổi vào dây chuyền đóng gói. Những hộp xà phòng nào không có xà phòng bên trong lập tức bị quạt gió thổi bay xuống chuyền. Không cần ai vận hành cũng không hề tốn kém. Kết quả là công ty B cũng đã giải quyết được vấn đề mà khách hàng phàn nàn trên.


Sau khi nghe câu chuyện, có 3 vấn đề mà chúng ta cần suy ngẫm về phong cách Nhật Bản:


Thứ 1: Đối với những lỗi nhỏ mà khách hàng phàn nàn, họ sẵn sàng đầu tư rất lớn để giải quyết những vướng mắc trên. Dù thiếu xà phòng trong hộp là rất nhỏ, nhưng họ sẵn sàng bỏ hàng chục ngàn USD để đầu tư hệ thống X Quang giám sát.


Thứ 2: Trong cái khó ló cái khôn Công ty B do không đủ nguồn lực, nên đã tìm 1 cách khác sáng tạo hơn và hầu như không tốn kém. Đây là một trong những điểm thể hiện sự thông minh và uyển chuyển của các công ty Nhật Bản.


Thứ 3: Những điển cứu như trên được các công ty Nhật Bản thông tin cho nhau một cách nghiêm túc để rút kinh nghiệm. Và chính công ty A về sau đã chuyển dây chuyền X Quang sang một công đoạn khác để kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào và dùng cách của công ty B để giải quyết trường hợp của mình. Đây là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần học tập. Hệ thống truyền thông về cải tiến chất lượng tại Việt Nam hầu như chỉ khu trú trong nội bộ doanh nghiệp mà không trong hệ thống ngành, do đó những trường hợp xảy ra tại công ty này hầu như không được những công ty trong ngành biết và áp dụng.


Tại Nhật Bản, những trung tâm năng suất chất lượng hầu như có mặt tại từng địa phương và hoạt động rất hiệu quả. Đây là những nhân tố giúp Nhật Bản phát triển thần kỳ như ngày hôm nay. Không biết khi nào Việt Nam có được những bước chuyển biến như vậy?…

function fbs_click808007596() FB.ui( method: “”stream.share”", u: “”http://www.kynang.edu.vn/ky-nang-giai-quyet-van-de/15893-hoc-cach-giai-quyet-van-de-tu-nguoi-nhat.html”" ); return false; ;a.cmp_shareicontextlink text-decoration: none; line-height: 20px;height: 20px; color: #3B5998; font-size: 11px; font-family: arial, sans-serif; padding:2px 4px 2px 20px; border:1px solid #CAD4E7; cursor: pointer; background:url(//static.ak.facebook.com/images/share/facebook_share_icon.gif?6:26981) no-repeat 1px 1px #ECEEF5; -webkit-border-radius: 3px; -moz-border-radius: 3px; .cmp_shareicontextlink:hover background:url(//static.ak.facebook.com/images/share/facebook_share_icon.gif?6:26981) no-repeat 1px 1px #ECEEF5 !important; border-color:#9dacce !important; color: #3B5998 !important; Share


inShare0


(function(d, s, id)

var js, fjs = d.getElementsByTagName(s)[0];

if (d.getElementById(id)) return;

js = d.createElement(s); js.id = id;

js.src = ‘//connect.facebook.net/vi_VN/all.js#xfbml=1&appId=559494947452210′;

fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs);

(document, ‘script’, ‘facebook-jssdk’));


Web Soft


< Lùi



Tiếp theo >




Học cách giải quyết vấn đề từ người Nhật

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

6 cách nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề

The Nguyen Hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề từ đơn giản như mặc đồ gì phù hợp với cuộc hội thảo, tới phức tạp hơn như khắc phục một dự án đang “giậm chân tại chỗ”. Nếu có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, cuộc sống sẽ đơn giản hơn rất nhiều.


Kỹ năng giải quyết vấn đề


Sau đây là một số lời khuyên giúp bạn nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề:


Tập trung vào giải pháp


Các nhà thần kinh học đã chứng tỏ rằng não bạn không thể tìm ra giải pháp nếu bạn chỉ tập trung vào vấn đề. Chỉ nhấn mạnh vào ai là người có lỗi, hậu quả sẽ ra sao có thể gia tăng những cảm xúc tiêu cực trong não, từ đó hạn chế tư duy các biện pháp giải quyết tiềm năng. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nên phớt lờ vấn đề mà hãy cố gắng bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề một cách sáng suốt, sau đó suy nghĩ các biện pháp khả thi.


Cởi mở


Hãy cố thử tất cả các giải pháp có thể để giải quyết vấn đề, thậm chí chúng có vẻ kỳ quặc. Điều quan trọng là bạn phải duy trì sự cởi mở để tăng khả năng suy nghĩ sáng tạo.Từ đó tìm ra phương hướng giải quyết phù hợp nhất. Dù bạn hành động ra sao, đừng cho rằng chúng là giải pháp ngu ngốc, không có ý tưởng nào là ý tưởng tồi tệ. Thực tế cho thấy rất nhiều hướng giải quyết và không ngờ đến thành công xuất chúng xuất phát từ những ý tưởng điên rồ.


Nhìn nhận vấn đề một cách trung lập


Đừng coi vấn đề bạn đang mắc phải như một chướng ngại vật không thể vượt qua. Hãy nghĩ đơn giản rằng có một yếu tố hay điều gì đó không hoạt động hiệu quả và bạn cần tìm một cách làm khác. Sau đó, hãy thử tiếp cận vấn đề một cách trung lập mà không so đo quá nhiều. Đừng vì ý kiến đa chiều của những người xung quanh mà dao động. Hãy lắng nghe góp ý của họ, phân tích vấn đề kỹ lưỡng và làm theo bản năng của mình.


Lật ngược vấn đề


Đôi khi quá quen thuộc với những phương pháp, cách giải quyết thường làm mà bạn bỏ qua nhiều biện pháp khả thi khác. Vì vậy, bạn nên cố gắng thay đổi cách tiếp cận và nhìn nhận mọi thứ theo cách mới bằng cách lật ngược lại vấn đề, tìm ra giải pháp khác so với những gì bạn từng làm. Thậm chí, cách giải quyết của bạn có vẻ ngốc ngếch nhưng một cách tiếp cận mới, độc đáo sẽ kích thích bạn nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều, sáng tạo hơn. Thêm nữa, khi có nhiều sự lựa chọn, bạn sẽ biết đâu là cách giải quyết tốt nhất.


Sử dụng ngôn từ tích cực


Hãy dẫn dắt suy nghĩ của bạn với những cụm từ như “Sẽ ra sao nếu như…” và “tưởng tượng rằng…”. Những cụm từ này mở rộng não bộ suy nghĩ theo hướng sáng tạo và khuyến khích giải pháp. Tránh những ngôn từ hạn chế và tiêu cực như “Tôi không nghĩ rằng…” hay “Điều này không đúng…”


Đơn giản hóa mọi việc


Chúng ta thường có xu hướng làm cho mọi thứ phức tạp hơn cần thiết. Hãy cố gắng đơn giản hóa vấn đề bằng cách nhìn vào bức tranh toàn cảnh và loại bỏ những chi tiết vụn vặn. Tìm kiếm giải pháp đơn giản, rõ ràng và có thể bạn sẽ ngạc nhiên trước kết quả đạt được.



6 cách nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

Học tập theo phương pháp P.O.W.E.R cho sinh viên năm 1

The Nguyen Từ “”Power”" ở đây vừa có nghĩa là sức mạnh, năng lực, vừa là tên gọi của một phương pháp học tập ở bậc đại học do GS Robert Feldman (ĐH Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn SV, đặc biệt là SV năm 1, cách học tập có hiệu quả nhất. Phương pháp POWER bao gồm 5 yếu tố cơ bản là chữ viết tắt ghép thành POWER: Prepare , Organize, Work, Evaluate,Rethink


phương pháp học power


1. Prepare (chuẩn bị sửa soạn)


Quá trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi SV nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận với các bạn đồng học. Quá trình này chỉ thật sự bắt đầu khi SV chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như: đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan.


Sự chuẩn bị tư liệu này càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một sự chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận kiến thức một cách chủ động và sáng tạo. Với sự chuẩn bị tâm thế này, SV có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một cái “khung tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ thống.


Với cách chuẩn bị tích cực này, tri thức mà SV có được không phải là một tri thức được truyền đạt một chiều từ phía người dạy mà còn do chính SV tự tạo ra bằng cách chuẩn bị các điều kiện thực thể và tâm thể thuận lợi cho sự tiếp nhận tri thức.


Nói “học là quá trình hợp tác giữa người dạy và người học” có nghĩa là như vậy.


2. Organize (tổ chức)


Sự chuẩn bị nói trên sẽ được nâng cao hơn nữa khi SV bước vào giai đoạn thứ hai, giai đoạn người SV biết tự tổ chức, sắp xếp quá trình học tập của mình một cách có mục đích và hệ thống.


3. Work (làm việc)


Một trong những sai lầm của việc học tập cũ là tách rời việc học tập ra khỏi làm việc. Trong khi làm việc chính là một quá trình học tập có hiệu quả nhất.


Trong giai đoạn này SV phải biết cách làm việc một cách có ý thức và có phương pháp ở trong lớp và trong phòng thí nghiệm, thực hành.


Các hình thức làm việc trong môi trường đại học rất đa dạng, phong phú: Lắng nghe và ghi chép bài giảng, thuyết trình hoặcthảo luận, truy cập thông tin, xử lí các dữ liệu, bài tập, thực tập các thí nghiệm… tất cả đều đòi hỏi phải làm việc thật nghiêm túc, có hiệu quả.


4. Evaluate (đánh giá)


Ngoài hệ thống đánh giá của nhà trường, SV còn phải biết tự đánh giá chính bản thân mình cũng như sản phẩm do mình tạo ra trong quá trình học tập.


Chỉ có qua đánh giá một cách trung thực,SV mới biết mình đang đứng ở vị trí, thứ bậc nào và cần phải làm thế nào để có thể cải thiện vị trí, thứ bậc đó. Tự đánh giá cũng là một hình thức phản tỉnh để qua đó nâng cao trình độ và ý thức học tập.


5. Rethink (suy nghĩ lại – luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác)


Khả năng suy nghĩ lại này giúp SV luôn biết cách cải thiện điều kiện, phương pháp và kết quả học tập của mình. Về bản chất, tư duy đại học không phải là một thứ tư duy đơn tuyển, một chiều mà đó chính là hình thức tư duy đa tuyển, phức hợp đòi hỏi người học, người dạy, người nghiên cứu phải có tính sáng tạo cao, luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác, soi sáng vấn đề từ những khía cạnh chưa ai đề cập đến.


Khả năng suy nghĩ lại này cũng gắn liền với khả năng làm lại (redo) và tái tạo quá trình học tập trên can bản nhận thức mới đối với vấn đề và kết quả đã đặt ra.


Cuối cùng, chữ R của giai đoạn thứ năm này cũng có nghĩa là Recreate (giải lao, giải trí, tiêu khiển), một hoạt động cũng quan trọng không kém so với các hoạt động học tập chính khóa.


Ở đây cần nhớ rằng: Ai không biết cách nghỉ ngơi, giải trí, tiêu khiển thì người đó cũng không biết cách học tập hoặc học tập không có kết quả cao.



Học tập theo phương pháp P.O.W.E.R cho sinh viên năm 1

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

Cách giải quyết xung đột giữa các nhân viên

The Nguyen : Cách giải quyết xung đột giữa các nhân viên


1. Thiết lập các tiêu chuẩn.


giải quyết xung đột nhân viên


Đảm bảo rằng bạn đã viết ra các tiêu chuẩn về hành vi và chuẩn mực ở nơi làm việc. Bằng cách đó nhân viên biết họ được mong đợi điều gì.


2. Đừng bỏ qua những kẻ vi phạm quy định.


Nếu nhân viên liên tục cãi vã, to tiếng, xì xào về nhau, hãy “”triệu tập”" họ ngay lập tức. Nói chuyện riêng với họ, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn cho họ biết rằng những hành vi của họ là không thể chấp nhận được. Hãy làm cho họ cam kết rằng sẽ không lặp lại hành vi đó trong tương lai.


3. Hãy là sếp, không phải là “”chuyên gia giải quyết rắc rối”".


Bạn đúng khi cho rằng nhân viên của bạn đã là người lớn. Tự bạn phải cưỡng lại sự dụ dỗ của việc tham gia giải quyết rắc rối của họ và để họ tự giải quyết. Nói với họ rằng họ có trách nhiệm với những vấn đề của riêng họ. Gợi ý một số mẹo thích hợp, nhưng hãy luôn rõ ràng rằng bạn muốn họ phải tự giải quyết rắc rối của mình.


4. Giữ lời. Tất cả các nhân viên sẽ tìm “”phương thuốc”" từ bạn.


Nếu bạn biết cách làm cho vấn đề nhỏ không bị bung bét thành rắc rối lớn, và bạn duy trì được thái độ tốt và hợp lý, nhân viên sẽ đi theo sự lãnh đạo của bạn.


5. Đưa ra phần thưởng ngọt ngào.


 Khen thưởng cách làm việc của nhóm. Phần thưởng có thể khiến cho các nhân viên hiếu chiến gắn kết với nhau để tiến tới mục tiêu chung.


6. Giải pháp cuối cùng.


Nếu cuộc chiến tiếp tục diễn ra, hãy đưa ra hạn chót. Hãy khẳng định rõ ràng rằng tất cả những người có liên quan đang làm ảnh hưởng đến công việc và bạn sẽ không khoan nhượng cho điều đó. Các lựa chọn của họ rất rõ ràng: họ cần phải dẹp bỏ những xung đột này, hoặc nếu không, công việc của họ sẽ “”lâm nguy”".


Điều quan trọng là, bạn là sếp. Bạn không phải mất thời gian để giải quyết các vụ cãi vã nhỏ của nhân viên. Nếu những kẻ hiếu chiến này không muốn “”chơi đẹp”", thì hoặc là một, hoặc là tất cả những người có tham gia vào xung đột sẽ phải ra đi. Điều đó sẽ tốt cho tổ chức.



Cách giải quyết xung đột giữa các nhân viên

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

Ngôi nhà trông như resort mini chỉ với giá 180 triệu đồng

Ảnh nhà đẹp – Được người bạn cho miếng đất ở giữa vườn xoài, anh Steve Areen tự mình xây ngôi nhà trong 6 tuần với tổng chi phí 9.000 USD.


Năm 2011, anh Steve Areen, người Mỹ, tới thăm bạn tên là Hajjar Gibran đang sống ở đông bắc Thái Lan. Gibran và vợ tặng cho Areen một miếng đất trong trang trại trồng xoài của họ để xây nhà.


Với sự giúp đỡ của bạn, Areen đã tự xây cho mình ngôi nhà đặc biệt với chi phí là 6.000 USD. Sau đó, anh làm nội thất, mua đồ dùng mất thêm 3.000 USD.


Ngôi nhà như resort mini với giá 180 triệu đồng


Nơi ở xinh xắn của Areen gồm những khối hình tròn xây bằng gạch.


Nhà nằm trong một trang trại trồng xoài rợp cây xanh.


Nhà nằm trong một trang trại trồng xoài rợp cây xanh.


Chủ nhà trồng thêm một số loại tre trúc tạo khung cảnh bình yên cho không gian sống của mình.


Chủ nhà trồng thêm một số loại tre trúc tạo khung cảnh bình yên cho không gian sống của mình.


Mặt trước của nhà nhìn ra một hồ trồng hoa súng. Đây là nơi Areen dành chỗ tiếp bạn bè.


Mặt trước của nhà nhìn ra một hồ trồng hoa súng. Đây là nơi Areen dành chỗ tiếp bạn bè.


Nhà chỉ có một tầng nhưng có khu hóng mát ở phía trên mái nhà.


Nhà chỉ có một tầng nhưng có khu hóng mát ở phía trên mái nhà.


Phòng ngủ ấm cúng với những chiếc cửa sổ lớn. Chủ nhà đặt thảm để có thể nằm dài thư giãn, đọc sách và chơi đàn.


Phòng ngủ ấm cúng với những chiếc cửa sổ lớn. Chủ nhà đặt thảm để có thể nằm dài thư giãn, đọc sách và chơi đàn.


Việc lắp đặt giá sách ở các bức tường cong có đôi phần khó khăn. Cửa ra vào của các căn phòng cũng được thiết kế theo đường cong.


Việc lắp đặt giá sách ở các bức tường cong có đôi phần khó khăn. Cửa ra vào của các căn phòng cũng được thiết kế theo đường cong.


Đèn trong phòng từ các loại vật dụng như rổ rá tạo ra hiệu ứng thú vị.


Đèn trong phòng từ các loại vật dụng như rổ rá tạo ra hiệu ứng thú vị.


Nhà bếp của anh chàng sống một mình khá gọn gàng.


Nhà bếp của anh chàng sống một mình khá gọn gàng.


Đồ dùng nấu nướng đều là đất nung hoặc làm từ vật liệu tự nhiên.


Đồ dùng nấu nướng đều là đất nung hoặc làm từ vật liệu tự nhiên.


Nhà tắm với nhiều màu xanh đem tới sự dịu mát. Đá lát chống trơn gợi cảm giác như ngoài thiên nhiên.


Nhà tắm với nhiều màu xanh đem tới sự dịu mát. Đá lát chống trơn gợi cảm giác như ngoài thiên nhiên.


Chiếc bình gốm sứ, ống tre được tận dụng trong nhà tắm.


Chiếc bình gốm sứ, ống tre được tận dụng trong nhà tắm.



Ngôi nhà trông như resort mini chỉ với giá 180 triệu đồng

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

7 Bước giúp bạn học ít nhớ lâu

The Nguyen Khi chương trình học dày đặc, số môn học tăng lên, thời lượng không giảm và một ngày vẫn chỉ có 24h. đòi hỏi bạn phải sắp xếp thời gian biểu hợp lí. Vậy làm thế nào để học nhanh nhớ lâu? Hãy thử theo 7 bí quyết dưới đây để cải thiện việc học tập của bản thân nhé.


cách học nhớ lâu


1.Chuẩn bị tinh thần truớc khi ngồi vào bàn học


Trước khi ngồi vào bàn học nên giải quyết những công việc nào có khả năng mất tập trung trong giờ học. Ban phải thật an tâm và tinh thần thật sảng khoái thì trí nhớ mới tốt được.


2.Tập trung vào một việc duy nhất


Làm gì cũng vậy, khi bạn có sự tập trung cao độ thì sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều, nhất là đối với việc học. Không nên vừa học bài vừa xem Tive hoặc nghe nhạc . Lúc ấy,chữ nghia sẽ trôi đi hết . Bạn hãy làm một việc duy nhất là học bài để mang lại kết quả cao nhất.


3.Lập dàn bài trong bài học


Đây là những yếu tố giúp bạn dễ nhớ kiến thức . Như dàn bài là những nét chính chủ yếu của kiến thức, nhiều khi chỉ cần nhớ gạch đầu dòng là bạn có thể hình dung ra cả bài.

Ví dụ : khi học về tác giả Macxim Gorki , bạn chia ra làm 4 đoạn:

- Ðoạn 1 : Tuổi thơ : mồ côi cha mẹ , lao động nặng nhọc vất vả.

- Ðoạn 2 : Tinh thần tự học .

- Ðoạn 3 : Quá trình tham gia cách mạng.

- Ðoạn 4 : Sự nghiệp văn chương.

Sau đó trong mỗi đoạn có ý chính nào bạn gạch đầu dòng và ghi ra vắn tắt nhất có thể.

7 buoc giup ban hoc nhanh va nho lau


4.Hiểu bài


Đây là yếu tốc bắt buộc để bạn nhớ lâu. Hiểu bài càng sâu thì nhớ bài càng nhanh và dễ dàng học bài. Ngoài ra, hiểu bài còn giúp bạn sử dụng kiến thức 1 cách linh hoạt, nhẹ nhàng và giải bài tập nhanh chóng.


5.Liên hệ kiến thức


Đây là biện pháp hữu hiệu để nhớ lâu. Nhằm giúp bạn dễ hình dung hơn, Lamsao sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể.

Làm sao để nhớ niên đại lên ngôi của Triệu Ðà ,Ngô Quyền,Lê Ðại Hành,Lý Thái Tổ. Bạn thử sắp xếp thành hàng dọc nhưa sau:

- Triệu Ðà : 179 TCN

- Ngô Quyền : 939

- Lê Ðại Hành : 979

- Lý Thái Tồ : 1009

Giữa 4 niên đại này liên hệ chung bởi số 9 cuả dãy số . Bạn chỉ cần nhớ 2 số đầu: Triệu Đà 17, Ngô Quyền 93, Lê Đại Hành 97, Lý Thái Tổ 100.

Dễ dàng hơn phải không nào?


6.Lặp lại


Đây là một phương pháp được áp dụng từ lâu. Bạn nên lặp lại và áp dụng vào cuộc sống để nhớ lâu hơn. Rõ ràng bản cửu chương bạn học từ bé nhưng 10 năm sau bạn vẫn thuộc.


7. Áp dụng thủ thuật ngôn ngữ


Tạo ra những câu nói mạch văn của mình để hổ trợ cho cái khó nhớ. Ví dụ : để nhớ dãy hóa học:

- K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au

Bạn sẽ nhớ thành: Khi Nào Bạn Cần Mua Áo Záp Sắt Nhìn Sang Phố Hỏi Cửa Hàng Á Phi Âu

Bí quyết này rất hiệu quả khi học từ vựng Tiếng Anh nữa nhé.

Chúc bạn thành công và học tốt!



7 Bước giúp bạn học ít nhớ lâu

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

7 Bước Lập kế hoạch học tập hiệu quả

The Nguyen Học đối với SV là cuộc sống, là tương lai. Vậy nên thời gian học tập vô cùng quý giá, không thể lãng phí được. Do đó, ngay ngày hôm nay, các bạn hãy tạo và phát triển nơi mình một kĩ năng học tập có hiệu quả.


lập kế hoạch học


1. Lập kế hoạch học tập là điều cần thiết:


Trước khi làm bất cứ chuyện gì, nên lập kế hoạch. Nếu không có kế hoạch thì không làm chủ được thời gian, nhất là khi có điều gì bất trắc xảy đến. Một kế hoạch học tập tốt cũng giống như chiếc phao cứu hộ vậy. Mỗi người, tùy vào nhu cầu của mình, sẽ lập một kế hoạch học tập riêng, kế hoạch đó có thể thay đổi khi cần, nhưng điều quan trọng là phải tuân thủ kế hoạch đã đề ra.


2. Kế hoạch học tập giúp quản lý thời gian:


Bất cứ ai cũng có 168 giờ mỗi tuần, nhưng có người sử dụng quỹ thời gian đó có hiệu quả hơn người khác. SV có rất nhiều thứ để làm, bạn hãy liệt kê tất cả công việc cho từng ngày ( ngủ, chưng diện, đi lại, ăn uống, kiếm tiền, đi chơi, tham gia công tác đoàn thể, xã hội, thể thao…) sau đó, nếu bạn thấy còn ít hơn 30 giờ mỗi tuần để tự học thì bạn hãy kiểm điểm lại xem tại sao mình phí thời gian như vậy.


3. Học ở đâu:


Bạn có thể học ở bất kỳ nơi nào, mặc dù rõ ràng có một số nơi thuận lợi hơn cho việc học. Thư viện, phòng đọc sách, phòng riêng là tốt nhất. Quan trọng là nơi đó không làm phân tán sự tập trung của bạn. Cho nên hãy làm cho việc lựa chọn nơi học thích hợp trở thành một phần của thói quen học tập của bạn.


4. Khi nào nên học tập:


Nói chung chỉ nên học lúc chúng ta thoải mái, minh mẫn, vào đúng khoảng thời gian đã lên kế hoạch để học. Nguyên tắc là không học trong vòng 30 phút sau khi ăn, và trước khi đi ngủ,không học ngốn vào giờ chót trước khi đến lớp.


5. Học cho giờ lý thuyết:


Nếu bạn học trước để chuẩn bị cho giờ lên lớp, cần đọc tất cả những tài liệu, cần đọc trước và ghi chú thích những điểm chưa hiểu. Nếu bạn học sau giờ lên lớp, cần chú ý xem lại những thông tin ghi chép được.


6. Học cho giờ cần phát biểu, trả bài ( chẳng hạn giờ Ngoại ngữ):


Bạn nên dùng khoảng thời gian ngay trước các giờ học này để luyện tập kỹ năng phát biểu với các học viên khác ( nếu cần). Điều này sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng phát biểu.


7. Sửa đổi kế hoạch học tập.


Đừng lo ngại khi phải sửa đổi kế hoạch. Thật sự kế hoạch chỉ là cách bạn dự tính sẽ dùng quỹ thời gian của mình như thế nào, cho nên một khi kế hoạch không hiệu quả, ta có thể sửa đổi nó. Nên nhớ rằng, việc lập kế hoạch là giúp bạn có thói quen học tốt hơn và khi đó việc lập kế hoạch sẽ trở nên dễ dàng hơn.


Bạn phải ý thức một sự thật đơn giản là tuân theo đúng kế hoạch học tập đã định là một chuyện rất khó làm, trong khi vỡ kế hoạch là một việc dễ làm nhất trên thế gian này.



7 Bước Lập kế hoạch học tập hiệu quả

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

Google Nexus 9 sẽ sớm được giới thiệu trong năm nay

Người khổng lồ tìm kiếm Google cho biết họ đang tích cực chạy đua nhằm giới thiệu Nexus 9 vào thời điểm sớm nhất trong năm nay.


Máy tính bảng Google Nexus 9


Xu hướng thời đại luôn luôn buộc các hãng sản xuất phải đa dạng hoá, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, Google cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chính vì thế mặc dù chiếc tablet Nexus 7 đang có ưu thế rất cao nhờ mức giá cạnh tranh và cấu hình tốt, nhưng dự án Nexus 9 vẫn được Google tiến hành nhằm chống lại sự tụt hậu – Theo Digitimes


Cách đây không lâu, có không ít thông tin cho rằng Google đang thử nghiệm Nexus 8 sử dụng chip xử lý Intel Bay Trail-T, tuy nhiên điều đó không hoàn toàn chính xác. Theo chúng tôi được biết, tại thời điểm Nexus 7 được giới thiệu chính thức, Google vẫn tiếp tục cho chạy thử nghiệm mẫu tablet này với nhiều phiên bản có kích thước khác nhau. Và mới đây nhất, người khổng lồ tìm kiếm công bố rằng chiếc tablet Nexus 9 sẽ sớm được giới thiệu đến người tiêu dùng trong năm nay. Điều này cũng có nghĩa, Tablet Nexus sẽ không có phiên bản 10 inch như các hãng khác.


tablet Google Nexus 9


Giới công nghệ hy vọng Google sẽ giới thiệu Nexus 9 tại hội nghị I / O được tổ chức vào ngày 25-6 tới đây.



Google Nexus 9 sẽ sớm được giới thiệu trong năm nay

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

Bốn nhóm kỹ năng tự học cần thiết

The Nguyen Để đạt kết quả tốt trong tự học, người tự học cần nắm vững những kỹ năng, phải rèn luyện để hình thành cho mình những kỹ năng. Căn cứ vào chức năng của từng loại hoạt động có thể chia kỹ năng tự học làm bốn nhóm.


kỹ năng tự học cần thiết


Thứ nhất: Kỹ năng kế hoạch hóa việc tự học.


Kỹ năng này cần tuân thủ các nguyên tắt sau: Đảm bảo thời gian tự học tương xứng với lượng thông tin của môn học; xen kẽ hợp lý giữa các hình thức tự học, giữa các môn học, giữa giờ tự học, giờ nghỉ ngơi; thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự học như biết cách làm việc độc lập, biết tự kiểm tra, đánh giá.


Thứ hai: Kỹ năng nghe và ghi bài trên lớp.


Quy trình nghe giảng gồm các khâu như ôn bài cũ, làm quen với bài sắp học, hình dung các câu hỏi đối với bài mới. Khi nghe giảng cần tập trung theo dõi sự dẫn dắt của thầy, liên hệ với kiến thức đang nghe, kiến thức đã có với các câu hỏi đã hình dung trước. Cần lưu ý cách ghi bài khi nghe giảng như ghi một cách chọn lọc, sử dụng kí hiệu riêng, ghi cả chính đề lẫn phản đề, ghi thắc mắc của chính mình.


Thứ ba: Kỹ năng ôn tập (gồm kỹ năng ôn bài và kỹ năng tập luyện).


Kỹ năng ôn bài là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài giảng của thầy. Đó là hoạt động tái nhận bài giảng như xem lại bài ghi, mối quan hệ giữa các đoạn rời rạc, bổ sung bài ghi bằng những thông tin nghiên cứu được ở các tài liệu khác, nhận diện cấu trúc từng phần và toàn bài. Việc tái hiện bài giảng dựa vào những biểu tượng, khái niệm, phán đoán được ghi nhận từ bài giảng của thầy, từ hoạt động tái nhận bài giảng, dựng lại bài giảng của thầy bằng ngôn ngữ của chính mình, đó là những mối liên hệ lôgic có thể có cả kiến thức cũ và mới.


Kỹ năng tập luyện có tác dụng trong việc hình thành kỹ năng tương ứng với những tri thức đã học. Từ việc giải bài tập của thầy đến việc người học tự thiết kế những loại bài tập cho mình giải; từ bài tập củng cố đơn vị kiến thức đến bài tập hệ thống hóa bài học, chương học, cũng như những bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống.


Thứ tư: Kỹ năng đọc sách.


Phải xác định rõ mục đích đọc sách, chọn cách đọc phù hợp như tìm hiểu nội dung tổng quát của quyển sách, đọc thử một vài đoạn, đọc lướt qua nhưng có trọng điểm, đọc kĩ có phân tích, nhận xét, đánh giá. Khi đọc sách cần phải tập trung chú ý, tích cực suy nghĩ và ghi chép.



Bốn nhóm kỹ năng tự học cần thiết

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

Bí quyết học tập một cách chủ động

The Nguyen – Có rất nhiều học viên khổ sở vì không biết tìm cách học nào cho bản thân là hiệu quả nhất. Nay, tôi xin giới thiệu với bạn một cách học mà tôi đã áp dụng và đạt được nhiều kết quả tốt. Đó chính là bí quyết chủ trong trong học tập (học tập năng động).


Chủ động học tập


Học tập chủ động rất tốt cho sinh viên


Trước khi đi vào chi tiết, chúng ta hãy tìm hiểu việc học năng động giúp ta cải thiện thành tích như thế nào nhé! Bạn sẽ cảm thấy việc học tập đạt hiệu quả cao hơn, bạn phấn chấn hơn và điều quan trọng là bạn nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với kết quả bạn gặp hái được. Hãy xét một ví dụ, bạn cho rằng bạn là một học sinh năng động ư? Bạn năng động thế nào nhỉ? Bạn chăm chỉ làm bài tập, xem bài trước ở nhà, lên lớp chăm chú nghe giảng, đi học thêm, từ chối những cuộc dạo chơi với bạn bè để ở nhà học bài. Nhưng… kết quả là bạn đạt chỉ đạt thành tích khiêm tốn, bạn xếp hạng lơ lửng ở giữa lớp.


Bạn có để ý những người đứng đầu lớp lại là những người rủ bạn đi chơi không? Một câu hỏi được đặt ra rằng tại sao học có thời gian đi chơi mà vẫn học giỏi? Họ thông minh hơn bạn? Không, họ không thông minh hơn bạn đâu. Điểm khác biệt ở dây chính là họ không đơn thuần là xem bài trước, làm bài tập, nghe giảng mà học còn tích cực đặt câu hỏi, ghi chép thật dễ hiểu, tìm hiểu kiến thức bên ngoài và cách học của họ cũng khác xa với bạn hiện tại. Sau đây, tôi chia sẻ với bạn những kinh nghiệm va tôi đã và đang áp dụng trên con đường học tập miệt mài của mình:


Soạn bài: Viêc đặt những câu hỏi có tính khái quát cao không đạt hiệu quả bằng việc đào sâu một vấn đề cụ thể. Khi soạn bài trước bạn có thường xuyên đặt vấn đề cho mình tại sao lại có định lý này hay không? Hay công thức tính áp suất còn được dùng dể suy ra gì nữa không? Hoặc tại sao Py-ta-go lại chứng minh được tam giác vuông có bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông? Viêc này sẽ giúp bạn nắm chắc bài học và biết mình cần hướng trọng tâm vào những điều gì. Và bạn thuộc bài ngay tại lớp, không cần phải mất một khoảng thời gian ở nhà để học bài.


Quan sát: Đây là kĩ năng cơ bản nhất. Giả sử, khi qua sát bất kì hình ảnh, hãy cố gắng hiểu những chi tiết then chốt của chúng. Trước hết hãy chú tâm đến tiêu đề và đôi khi là tác giả của bức ảnh đó, điều này giúp bạn sơ lược được bạn đang tiếp thu về điều gì. Sau đó, bạn hãy quan sát đến cách bố trí, màu sắc như thế nào: “sáng – tối”, “đơn giàn – phức tạp”… Hãy cố gắng đưa chúng vào nảo một cách ấn tượng nhất. Quan sát càng chi tiết thì bạn sẽ càng nhớ lâu hơn.


Quan sát + Lắng nghe: Nền giáo dục hiên nay đang được cải tiến nên việc dạy và học trên giáo án điện tử đã trờ nên quen thuộc. Bạn có biết cách phát huy hết hiệu quả của sự đổi mới này chưa? Hầu như học sinh chỉ mới khai thác được phần nổi của tảng băng mà chưa hiểu được phàn chìm của nó. Ta thường có xu hướng xem hình ảnh minh hoa một cách bao quát, những để nắm toàn ý vì thời gian trình chiếu rất nhanh. Nhưng việc quan sát càng chi tiết và lắng nghe đến từng chi tiết nhỏ nhất là điều rất quan trọng. Việc phối hợp những bí quyết ở trên sẽ giúp bạn vượt qua sự khó khăn về thời gian để hiểu bài từ tổng quát đến những ý nhở nhất.


Viết: Đừng quên viết bài, nhưng chỉ viết những từ ngữ chủ chốt cùa từng ý mà thôi. Khi học bài bạn chỉ việc xem lại ghi chú và tự động mọi kiến thức như tài diễn trong não bạn. Chắc chắn dù tập trung đến đâu bạn cũng không thể ghi chép hoặc hiểu tất cả các ý có trong bài vì vậy, sau giờ học bạn nên trao dổi những gì ghi được với bạn bè, bạn sẽ tìm ở họ những điều bạn bỏ sót và ngược lại.


Học nhóm: Chắc hẳn ít nhiều trong chúng ta ai cũng biết đến viêc học nhóm nhưng ít người dánh giá cao việc học theo kiểu này. Quan điểm này thật sai lầm. Hãy nghĩ lại xem khi thầy cô cho bạn cơ hội họp nhóm trong lớp để làm gì? Để chơi? Để tám chuyện chăng? Không phải. Học nhóm tạo điều kiện để bạn trao đổi, học hỏi thêm những điều mới từ bạn bè. Có những kiến thức không nằn trong sách vở nhưng lại rất quan trọng cho bạn sau này.


Thuyết trình: Đừng e ngại khi được thuyết trình trước lớp. Hãy nhủ rằng đây là cơ hội để bạn soạn bài kĩ hơn, để bạn phát triển ý tưởng, “luyện giọng”, giao tiếp với mọi người trong lớp,… Bạn sẽ gặp những câu hỏi trời ơi đất hỡi, những câu hỏi không đâu từ những người không chịu lắng nghe, hãy cố gắng tra lời họ ngắn gọn nhất có thể. Bên cạnh đó cũng sẽ có những hỏi rất hay, đòi hỏi bạn phải nghiên cứu bài thật kĩ. Hiệu quả sẽ cao hơn nếu bạn đạt câu hỏi ngược lại cho những người bên dưới để kiểm tra họ hiểu như thế nào đồng thời bài học một lần nữa vào được lặp lại trong não bạn. Và đừng quên rút kinh nghiệm sau mỗi lần thuyết trình bạn nhé!


Nói + Hành động: Hỏi là việc rất quan trọng nhưng khi đã hiểu, việc áp dụng những kiến thức ấy vào cuộc sống hằng ngày lại còn cần thiết hơn. Tiếp xúc với những kiến thức ấy hằng ngày chắc chắn hình thành trong bạn một phản xa tự nhiên, khi gặp một tình huống tương tự bạn không mất nhiều thời gian để suy nghĩ phải làm thế nào nữa. Điển hình như việc học Anh văn, mỗi ngày bạn chỉ cần nói vài câu tiếng Anh với bạn bè, cứ như thế từ vụng, cách phát âm như thế nào đã được hằng sâu trong đầu bạn. Đến khi gặp người nước ngoài bạn tự tin nói lưu loát, đơn giản vì bạn đã nói như thế từ rất lâu rồi.



Bí quyết học tập một cách chủ động

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

8 kỹ thuật học hiệu quả

The Nguyen Bạn cũng có thể trao đổi với các học viên khác mà bạn cho là những người có tư duy tốt, hỏi họ xem, lúc họ thắc mắc một vấn đề, hay có một sáng kiến gì đó thì họ làm gì. Dần dần bạn sẽ thu nhập được những kinh nghiệm quý giá để giúp mình có tư duy tốt hơn


kỹ năng tự học


1.Phát triển kỹ năng tư duy:


Mọi người đều có kỹ năng tư duy, nhưng không phải ai cũng dùng nó một cách có hiệu quả. Kỹ năng tư duy có hiệu quả khó đạt được ngay nhưng có thể phát triển dần dần. Người có tư duy tốt sẽ thấy được lối ra trong khi người tư duy kém chỉ thấy toàn ngõ cụt. Vì thế, nếu bạn không phải là người có tư duy tốt, hãy tạo cho mình thói quen tự đặt câu hỏi trong lúc đọc.


Bạn cũng có thể trao đổi với các học viên khác mà bạn cho là những người có tư duy tốt, hỏi họ xem, lúc họ thắc mắc một vấn đề, hay có một sáng kiến gì đó thì họ làm gì. Dần dần bạn sẽ thu nhập được những kinh nghiệm quý giá để giúp mình có tư duy tốt hơn.


2.Liên hệ việc học hiện tại với những mục tiêu lâu dài.


Có sinh viên thích học chỉ để học và có những sinh viên nghĩ là việc học sẽ có ích cho những mục tiêu lâu dài hơn. Do đó cần hiểu ngững điều mình học (một bài) lồng ghép vào bối cảnh rộng hơn (một chương một môn học…) như thế nào.


3.Học tập một cách tích cực.


Đừng học thụ động mà hãy biến việc học tập thành một quá trình tích cực. Sử lý tất cả những điều đọc được, nghe được bằng ngôn từ của chính mình để có ý nghĩa hơn.


 4.Xác định cách thức học phù hợp nhất với mình.


Có nhiều cách phân loại cách thức học ( learning styles ) :

+ Nhìn, nghe, cảm nhận cơ và sờ ( Dunn)

+ Tưởng tượng, phân tích, lô gích và hành động (Kolb và Mc Carthy)

+ Cần xác định cách thức nào phù hợp nhất với mình và sử dụng nó càng

nhiều càng tốt trong lúc học tập để tiếp thu bài.


5. Tập kiên nhẫn:


Học tập là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư thời gian, không nóng vội được và tiến bộ cũng phải từng bước.


 6.Sử dụng nhiều phương pháp học tập:


Để học thuộc bài chỉ cần đọc lại nhiều lần, tuy nhiên có nhiều cách để lập lại: xem lại phần ghi chép và lập phiếu, làm bài tập, học nhóm … Phương pháp học tùy theo người học, và cũng tùy theo môn học.


 7. Sử dụng phương pháp học SQ3R (survey,question,read, recite, review).


SQ3R là viết tắt của các từ tiếng Anh “survey, question, read,recite,review” (quan sát, hỏi, đọc, trả bài và ôn tập). Việc đọc sách giáo khoa không giống như đọc một cuốn tiểu thuyết, từ chương đầu đến chương cuối mà cần phải hiểu và ghi nhớ các thông tin. SQ3R không phải là một phương pháp đọc sách giáo khoa nhanh hơn, mà là một chiến thuật học tập để tiếp thu bài nhanh hơn, sâu rộng hơn, để sau đó giúp giảm thời gian xem lại bài trước khi thi, nhờ chúng ta đã đầu tư thời gian nhiều hơn cho việc học tập trước đó.


+ Survey – Quan sát tổng thể: Là nhìn tổng thể về vấn đề mà bạn sặp đọc trước khi đi vào chi tiết, cũng giống như bạn xem bản đồ trước khi lên đường. Nếu bạn chưa từng biết nơi bạn cần đến, thì việc xem bản đồ là điều không thể thiếu. Bước này chỉ mất khoảng 5-10 phút nhưng rất quan trọng vì nó giúp bạn tập trung vào chương đang đọc:

* Đọc tựa đề giúp não bạn bắt đầu tập trung vào chủ đề của chương đó.

* Đọc phần giới thiệu hay tóm tắt, giúp bạn thấy được chương đó phù hợp với mục tiêu của tác giả như thế nào đồng thời cho bạn một cái nhìn tổng quát về những điểm chính.

* Xem các tiêu đề nhỏ giúp hình thành một khung sườn gắn các ý chi tiết cả chương.

* Quan sát các biểu đồ, bản đồ, hình vẽ và những hỗ trợ về hình ảnh khác.

+ Question – Đặt câu hỏi: Những vấn đề quan trọng mà bạn cần phải học thường chính là câu trả lời cho những câu hỏi. Câu hỏi nên tập trung vào nội dung học( Cái gì, tại sao, bằng cách nào, người nào, khi nào và ở đâu). Trong quá trình đọc hay học, bạn nên tự đặt cho mình nhiều câu hỏi và sau đó tự trả lời. Làm như vậy bạn sẽ tiếp thu tài liệu hơn và nhớ các chi tiết dễ dàng hơn, vì quá trình này sẽ để lại một dấu ân sâu sắc hơn trong ký ức của bạn. Đừng ngại ghi lại những câu hỏi lên lề sách, tập chép hay bất cứ nơi nào bạn cảm thấy thuận tiện.

+ Read – Đọc : Đọc không phải là lướt mắt qua cuốn sách, mà phải chủ động để có thể trả lời các câu hỏi bạn tự đặt ra, hay thầy cô, tác giả nêu ra. Nên chú ý các từ in nghiêng hoặc in đậm vì tác giả muốn nhấn mạnh những điều này. Khi đọc không được bỏ qua các bảng, đồ thị, hình ảnh minh họa, vì đôi khi chúng có thể diễn đạt một ý nào đó còn rõ ràng hơn cả đoạn văn.

Thường các ý chính được minh họa bằng nhiều thí dụ. Khi đọc bạn hãy cố gắng tách các chi tiết ra khỏi ý chính vì tuy các chi tiết có thể giúp hiểu ý chính hơn nhưng khó có thể nhớ hết được.

+ Recite – Trả bài : đôi khi bạn cần ngưng đọc để nhớ lại những tiêu đề chính, những khái niệm quan trọng cần nắm trong các dòng chữ in nghiêng hay in đậm, ý nghĩa của những hình minh họa. Cố gắng tự xây dựng lại nội dung chính của đoạn bạn vừa đọc bằng ngôn từ và tư duy của riêng mình. Liên hệ những điều mình vừa đọc với những điều đã biết.

Để thực hiện bước này, bạn có thể lấy tay che phần trả lời cho câu hỏi mình tự đặt ra và trả lời thuộc lòng. Nếu không trả lời được thì đọc lại một lần nữa đoạn chứa câu trả lời. Nếu bạn lặp đi lặp lại điều này trong lúc đọc thì bạn sẽ nhớ tốt hơn.

+ Review – Ôn tập : ôn tập giúp hoàn chỉnh việc tổ chức tư liệu học trong tư duy của mình và đưa vào bộ nhớ. Chúng ta nhớ là nhờ đọc đi đọc lại nhiều lần và trả lời đi trả lời lại nhiều lần. Đọc lại là một bước quan trọng ở giai đoạn này. Đọc lại để đánh giá xem mình đã đựợc gì sau quá trình học tập. Trong lúc ôn tập nên xem lại những điều ghi chép để làm sáng tỏ những điểm bị bỏ xót hay chưa hiểu. Thời điểm tốt nhất để ôn tập bài là ngay sau khi học, không nên chờ đến trước ngày thi mới ôn lại. Ôn lại trước ngày thi là lần ôn tập sau cùng. Nếu bạn phân bố thời gian tốt nhất thì đây được xem là bước hoàn chỉnh kiến thức của mình đối với tài liệu học tập.


 Làm thế nào để bắt đầu áp dụng SQ3R ?


Cần phải lên kế hoạch và bắt đầu sớm vì phương pháp SQ3R đòi hỏi nhiều thời gian để chuẩn bị bài.


Đọc bài trước khi nghe giảng sẽ biến bài giảng thành một buổi ôn tập và cho phép hiểu bài sâu hơn, đồng thời sẽ xác định những điều khó hiểu để hỏi giáo viên trong lớp hoặc sau đó.


8.Khi nào nên và không nên dùng phương pháp SQ3R ?


Phương pháp này ít hiệu quả Nếu bạn đang đọc một cuốn sách giáo khoa tập trung vào việc giải quyết vấn đề (ví dụ như sách toán), hay sách học ngoại ngữ. Còn đối với sách ngoại ngữ thì vấn đề sẽ là từ vựng, cấu trúc câu và các thì sử dụng chứ không phải nội dung của phần đang đọc.

Phương pháp SQ3R đặc biệt hữu ích với các lại sách cung cấp thật nhiều thông tin và bạn cần phải nắm vững vấn đề sâu (Ví dụ như sinh học, tâm lý, xã hội học).

Hàng ngàn sinh viên đã theo các bước học tập của phương pháp SQ3R và đạt thành tích cao với ít stress hơn



8 kỹ thuật học hiệu quả

Bạn yêu mạng xã hội nào? Twitter hay Facebook hay

© 2013 | The Nguyen Education | - info@thenguyen.edu.vn
Địa chỉ: xxx